Nhảy việc: Được hay mất?

Trong vô vàn những lý do khiến thu nhập của nhân viên sụt giảm mỗi năm, có một lý do khiến ai trong chúng ta cũng không khỏi bất ngờ nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được. Đó là khi gắn bó với một công ty trên 2 năm đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị lỗ khoảng 50% mức thu nhập, hoặc cao hơn. Và nên nhớ thời gian làm việc càng dài, mức độ thiệt hại của bạn càng lớn…

Nhiều quyền lợi khi nhảy việc…

Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), nếu tính toán dựa trên Chỉ số giá tiêu dùng thì tỷ lệ lạm phát ở Mỹ vào khoảng 2,1%; như vậy trung bình mức tăng lương thực tế chỉ chưa đến 1%. Trong khi đó với một nhân viên bình thường, họ kỳ vọng sẽ được tăng 3% lương trong năm 2014; các cá nhân xuất sắc kỳ vọng tăng cao hơn, khoảng 4,5% và con số 1,3% là ngưỡng mong đợi của những người làm việc kém hơn.

Để ban lãnh đạo một công ty thay đổi quyết định tăng lương cho bạn là điều rất khó khăn song chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ và tự quyết định xem có nên tiếp tục gắn bó với một công ty chỉ tăng lương cho bạn theo kiểu “nhỏ giọt” như vậy  không. Theo thống kê, một nhân viên khi nhảy việc thường có tỷ lệ tăng lương trung bình vào khoảng 10% – 20%; cá biệt có những trường hợp được tăng tới hơn 50% lương, tùy thuộc vào hoàn cảnh và chuyên môn của mỗi người.

Tại sao những nhân viên trung thành lại bị đối xử bất công còn những nhân viên nhảy việc lại được hưởng sự hậu đãi như vậy? Câu trả lời rất đơn giản. Bối cảnh suy thoái kinh tế, sản xuất đình trệ khiến doanh thu của các doanh nghiệp bị “tụt dốc”, buộc phải cắt giảm quỹ lương, thậm chí sa thải nhân viên. Chúng ta hoàn toàn có thể cảm thông cho quyết định này song mức lương giảm vốn dĩ “tạm thời” lại trở thành tiêu chuẩn của thị trường, và như thế con số 3% nghiễm nhiên lại trở thành định mức.

Còn biên tập viên của Workforce.com – ông John Hollon lại cho rằng mức tăng lương trung bình hàng năm ở Mỹ phải là con số 5%. Các doanh nghiệp ở quốc gia này đang dùng suy thoái kinh tế như một lý do hoàn hảo để thu hẹp quỹ lương và giảm mức tăng lương trong dài hạn.

Chuyên gia tuyển dụng Bethany Devine tại Thung lũng Silicon cho biết: “Tôi gặp rất nhiều những CV xin việc mà chủ nhân từng làm ở rất nhiều công ty khác nhau, mỗi công ty chỉ vài năm. Đối với những người chuyển việc thường yêu cầu mức lương cao hơn; trong khi đó nếu bạn trung thành với một công ty trong khoảng thời gian dài, bạn sẽ chỉ được hưởng mức lương cơ bản, hàng năm được tăng thêm chút ít và mức tăng này chỉ có giới hạn trong một khoảng nhất định. Tuy nhiên trường hợp bạn nhảy việc sang công ty khác, bạn có thể yêu cầu một mức lương cơ bản cao hơn”…

Xác định nhân tài chính là lợi thế cạnh tranh hàng đầu nên hiện nay các công ty không ngại đua nhau chi tiền để tuyển dụng người tài bởi trả lương cao hơn đôi khi đồng nghĩa với việc họ thuê được người giỏi hơn. Điều này cũng tương tự cho các chức danh. Khi nguyện gắn bó với một công ty, phải mất rất lâu bạn mới được thăng chức, thậm chí sẽ rất khó thăng chức vì trước bạn là hàng dài danh sách những người đủ tiêu chuẩn thăng chức từ những năm trước đó. Ngược lại khi quyết định ứng tuyển vào công ty khác, với năng lực của mình, bạn hoàn toàn có cơ hội được công ty  tuyển dụng vào chức danh mới, tỷ lệ thuận là một mức lương mới cao hơn cùng những phúc lợi khác.

…Và mặt trái

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích song không phải ai cũng mặn mà với chuyện nhảy việc vì sợ sẽ làm xấu sơ yếu lý lịch. Nỗi lo sợ này xuất phát từ việc nhiều nhà tuyển dụng thường loại hồ sơ của những ứng viên hay nhảy việc vì đánh giá thấp độ trung thành của họ.

Tuy nhiên điều cần lưu tâm lúc này là nhảy việc mang đến lợi ích nhiều hơn hay gây thiệt hại hơn? Mặc dù nhiều nhà tuyển dụng khẳng định sẽ không ưu tiên những ứng viên nhảy việc hơn 3 lần trong 10 năm vì bất cứ lý do gì song các chuyên gia vẫn khuyến nghị tầm 3 đến 4 năm thì người lao động nên chuyển chỗ làm để được hưởng mức tăng lương nhiều nhất.  Vấn đề cốt lõi không phải việc bạn có nên nhảy việc hay không mà nằm ở chính thời gian bạn chờ đợi để có thể tối đa hóa mức lương và đạt được mục tiêu.

Ông Brendan Burke – Giám đốc của Headwaters cho biết do nhiều nguyên do khác nhau, thậm chí có cả lý do liên quan đến chính trị công sở nên nhiều công ty không thăng chức và thưởng cho nhân viên, kết quả là nhiều nhân viên có năng lực đã phải nghỉ việc. Hiện thực trạng này đã trở thành xu hướng chung của các công ty.

Cuối cùng không thể không bàn đến chuyện chuyển việc nhiều dễ khiến bạn bị stress, áp lực, mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần. Theo các chuyên gia, dù chuyển việc mang lại cho người lao động mức thu nhập như mong đợi nhưng ngược lại, họ cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề khác như: áp lực công việc, khó khăn khi hòa nhập với môi trường công sở mới; sự tổn hại về sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như các chuẩn mực đạo đức…. Do đó dù vấn đề lương, thưởng quan trọng thật song người lao động cũng nên dung hòa giữa tiền và các vấn đề khác của cuộc sống để không bị rơi vào tình trạng stress.

Theo : Phước Tài

Cherry Media – https://bizc.vn

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…