Nhật Bản hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng tại Việt Nam

Chiều 3/7, Hiệp hội các trường đào tạo kỹ thuật Nhật Bản (KOSEN) đã phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam (MOLISA) đồng tổ chức chương trình “KOSEN FORUM in Viet Nam”.

Các Đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại diễn đàn KOSEN Việt Nam

Sự kiện diễn ra trong dịp chào mừng Kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt– Nhật, có sự phối hợp tổ chức của Bộ Công Thương Việt Nam (MOIT), Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.

Diễn đàn đào tạo kỹ sư của Nhật Bản cho Việt Nam chính thức đi vào hoạt động, hướng mục tiêu đào tạo kỹ sư trình độ cao cho Việt Nam. Phía Nhật Bản mong muốn tiếp nhận sinh viên KOSEN từ Việt Nam và những sinh viên này sau khi tốt nghiệp KOSEN sẽ là nguồn nhân lực quan trọng, là “bác sĩ xã hội” của Việt Nam.

Phát biểu tại Diễn đàn, Ông Isao Taniguchi – Chủ tịch Hiệp hội các trường đào tạo kỹ thuật Nhật Bản giới thiệu, KOSEN là một tổ chức đào tạo bậc cao đẳng riêng của Nhật Bản, nhằm đào tạo nguồn nhân lực tiên tiến có tinh thần dám đương đầu với thử thách, có kỹ năng thực hành và khả năng sáng tạo. Tại Nhật Bản, mô hình KOSEN rất thành công và đang đóng góp vào sự phát triển kinh tế cao của Nhật Bản với nền tảng là khoa học và công nghệ.

KOSEN đào tạo các kỹ sư có tính sáng tạo và thực tiễn để giải quyết các vấn đề xã hội trên toàn thế giới và tạo ra một sự đổi mới bằng sức mạnh của công nghệ như một “Bác sĩ xã hội”.

Ông Isao Taniguchi cho biết, trong “thời đại đổi mới: thời đại sáng tạo” ngày nay, kỹ sư là “nguồn nhân lực, kho báu của xã hội” quan trọng nhất đối với mỗi quốc gia và thế giới. Do vậy, cần phải đào tạo các kỹ sư và giáo dục sinh viên bằng giáo dục chuyên môn cao đẳng tiên tiến.

Mô hình đào tạo KOSEN nhằm gắn kết đào tạo nhân lực chất lượng cao với doanh nghiệp; đào tạo không chỉ lý thuyết mà hướng đến kỹ năng thực hành, khả năng sáng tạo của người học thông qua các hoạt động thực hành, nghiên cứu.

Nguồn nhân lực chất lượng cao được coi là một trong các trụ cột quan trọng và là đòn bẩy phát triển kinh tế, xã hội; chính vì vậy, trong bối cảnh này, tiếp nhận, chia sẻ các mô hình phát triển đào tạo tiên tiến nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng đối với Việt Nam là hết sức cần thiết.

Dự án KOSEN Việt Nam được thực hiện trong 4 năm với mục tiêu: Giáo dục an toàn, đào tạo sự sáng tạo, nghiên cứu tốt nghiệp, giáo dục thiết kế kỹ thuật, đào tạo tích cực, học tập… Ngoài ra các trường cũng tự chủ động thực hiện chương trình, kết nối với các khu sản xuất lân cận các trường (Công ty địa phương, công ty vốn Nhật Bản) phục vụ cho mục đích việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp; liên kết giữa nhà trường và các doanh nghiệp, công ty.

Việt Nam hiện đã có 8 cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp của Bộ Công Thương đào tạo theo mô hình KOSEN, trong đó có 3 trường đại học và 5 trường cao đẳng. Theo đánh giá, việc triển khai đào tạo theo mô hình này giúp học sinh, sinh viên có cơ hội phát triển tư duy sáng tạo, tích cực, chủ động hơn trong học tập, hội nhập tốt với môi trường nghề nghiệp.

Sinh viên tốt nghiệp từ KOSEN sẽ là nhân tài của Việt Nam, giàu tinh thần dám đương đầu với thử thách, vừa thực tiễn, vừa sáng tạo, là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân cũng như phát triển đất nước.

Sinh viên Việt được làm việc trong các công ty lớn của Nhật Bản. Tỷ lệ cơ hội việc làm là hơn 20 công ty/1 sinh viên. Ngoài ra, nếu muốn, sinh viên Việt Nam cũng có thể vào học tại các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản.

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Quân tặng hoa tại diễn đàn KOSEN Vietnam

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Quân, với mô hình KOSEN, vấn đề mà Việt Nam băn khoăn là mô hình này chưa thu hút được nhiều học sinh giỏi, do doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu phát triển các lĩnh vực về thương mại, dịch vụ, chưa chú trọng tới công nghiệp chế tạo; cơ hội việc làm trong lĩnh vực công nghệ – kỹ thuật chưa nhiều và người Việt Nam vẫn còn tâm lý học để có bằng cấp cao, thay vì học để có nghề phù hợp và gắn với đam mê nghề nghiệp.

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Quân, việc mở rộng đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề chất lượng cao là hết sức quan trọng, vì vậy thông qua việc triển khai chương trình này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhật Bản để mở rộng mô hình trên.

Theo : Tuấn Vũ

Báo công thương

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…