Nhà giàu Việt chi tiền tỷ sắm nội thất xa xỉ

Người Việt chi khoảng 15,6 triệu USD để nhập khẩu nội thất cao cấp từ Italy trong năm 2017, theo thống kê của Concetti.

“Cách đây không lâu, chúng tôi lắp một chiếc đèn gần 2 tỷ đồng được sản xuất thủ công tại Italy cho một dự án Việt Nam. Gu thẩm mỹ ngày càng cao đi cùng điều kiện sống cải thiện nên số tiền người Việt chi tiêu mua sắm nội thất xa xỉ, đặc biệt hàng nhập khẩu từ các quốc gia châu Âu cũng lớn dần lên”, ông Phạm Tú – Phó chủ tịch Hiệp hội Kiến trúc sư TP HCM chia sẻ.

Điều này được chứng minh qua giá trị nhập khẩu nội thất của Việt Nam trong ba năm qua tăng trưởng khoảng 33%, theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Concetti. Trong đó, Italy dẫn đầu khu vực châu Âu và đứng thứ ba toàn cầu với khoảng 7% thị phần.

Người Việt ngày càng có khuynh hướng lựa chọn nội thất xa xỉ từ Italy.

Người Việt ngày càng có khuynh hướng lựa chọn nội thất xa xỉ từ Italy.

Nhận định diễn biến ngành tiếp tục sôi động trong vài năm tới, bộ phận xúc tiến thương mại thuộc Tổng lãnh sự Italy tại TP HCM mới đây cũng tổ chức đoàn tìm hiểu thị trường cho 7 thương hiệu nội thất của nước này.

Đại diện thương hiệu đèn trang trí cao cấp Officina Luce – ông Leonardo Cangioli, cho biết bình quân mỗi sản phẩm thiết kế sẵn dao động khoảng 1.300-20.000 euro, tương đương 35-500 triệu đồng và có thể cao gấp vài lần nếu “may đo” theo sở thích riêng.

Thừa nhận mức giá không hề rẻ, nhưng ông Leonardo vẫn tự tin sẽ tiêu thụ ổn định nếu vào thị trường Việt Nam bởi cho rằng giới thượng lưu đang tăng nhanh về số lượng kéo theo thị hiếu tiêu dùng chuyển dịch mạnh sang các sản phẩm nhập khẩu.

“Chúng tôi xác định ngay từ đầu sẽ bán những chiếc đèn chế tác hoàn toàn bằng tay, mạ vàng 24K… cho giới thượng lưu, chiếm khoảng 1-2% dân số một quốc gia. Đơn cử như tại Thượng Hải, khách hàng tiềm năng của chúng tôi là người có thu nhập trên 200.000 USD”, vị này nói.

Phần lớn doanh nghiệp nội thất Italy đều bày tỏ lạc quan, không ngại cạnh tranh với sản phẩm của các quốc gia khác khi tiếp cận thị trường Việt Nam. Đối với đối thủ trực tiếp trong phân khúc cao cấp là Đức, các doanh nghiệp này cho rằng lợi thế vượt trội của họ là việc chấp nhận tùy biến và sản xuất số lượng nhỏ. Trong khi đó, quốc gia dẫn đầu thị phần nhập khẩu là Trung Quốc đáp ứng tốt về giá thành và mẫu mã nhưng tuổi thọ sản phẩm chỉ 2-3 năm.

Bà Valeria Sotera, đại diện Hiệp hội đồ gỗ, gỗ xốp, nội thất và sản xuất đồ nội thất Italy (FLA), cho biết một trong những trăn trở lớn nhất khi tìm hiểu thị trường Việt Nam là tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp hội từng có nhiều kinh nghiệm giải quyết vấn đề tương tự tại Trung Quốc, nhưng việc đàm phán với cơ quan chức năng sở tại để thúc đẩy bảo vệ kiểu dáng công nghiệp vẫn chưa có kết quả như mong đợi.

“Biện pháp chúng tôi đánh giá không phải tối ưu, nhưng hữu hiệu nhất tại thời điểm này là đẩy nhanh tốc độ phát triển về kiểu dáng, chất liệu sản phẩm. Đây là thế mạnh của hầu hết doanh nghiệp Italy. Tại triển lãm Salone del Mobile Milano hàng năm, chúng tôi trình làng rất nhiều thiết kế mới để khiến các mẫu mới sản xuất năm trước đã lỗi thời”, bà Valeria nói và cho biết thêm, các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ và nội thất nước này luôn trong trạng thái háo hức chinh phục thị trường mới bất chấp việc đạo nhái diễn ra thường xuyên và rộng khắp.

Phương Đông

Theo : vnexpress.net

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…