Nghịch lý vừa thừa vừa thiếu mặt bằng bán lẻ tại TP HCM

Mặt bằng trệt ở trung tâm Sài Gòn giá thuê 127 USD mỗi m2 một tháng vẫn khan hiếm còn ở ngoại thành dư thừa và giá ngày một giảm.

Theo CBRE Việt Nam, trong quý II/2018, giá thuê trung bình cho mặt bằng bán lẻ vị trí tầng trệt và tầng một của các cửa hàng có diện tích từ 80-250 m2 khu trung tâm TP HCM giữ ở 127 USD mỗi m2 một tháng (chưa bao gồm thuế, phí dịch vụ). Thế nhưng, không có mặt bằng để cho thuê.

Nguyên nhân nguồn cung bán lẻ tại khu trung tâm khan hiếm là hầu hết các dự án bán lẻ tương lai đều xây dựng khá chậm chạp, một số phải hoãn ngày khai trương.

Trong khi đó, giá thuê ngoài khu trung tâm vẫn trên đà giảm 4% so với năm trước, còn 36 USD mỗi m2 một tháng và nguồn cung mới hứa hẹn không ngừng tăng lên. Dự án bán lẻ ngoài khu trung tâm cho thuê rất khó khăn và chủ tòa nhà phải có những chính sách hỗ trợ khách thuê.

Thống kê của đơn vị này cho biết, TP HCM sẽ đón hơn 400.000 m2 diện tích bán lẻ trong 3 năm tới nên tỷ lệ mặt bằng trống sẽ tăng lên khá nhiều và đa phần nằm ở khu ngoài trung tâm.

Một trung tâm thương mại lớn tại khu vực lõi trung tâm TP HCM. Ảnh: K.L

Một trung tâm thương mại lớn tại khu vực lõi trung tâm TP HCM. Ảnh: K.L

Các yêu cầu thuê mặt bằng bán lẻ mới thuộc ngành hàng ăn uống và thời trang ngày càng gia tăng tại khu vực trung tâm và hướng đến đối tượng khách hàng là giới trẻ. Với đặc điểm dân số và phân bổ thu nhập khả dụng hiện nay của Việt Nam, hai ngành hàng này cùng với ngành chăm sóc sức khoẻ sẽ tiếp tục phổ biến trong 3-5 năm tới.

Hiện nay, các thương hiệu bán lẻ trên thị trường vẫn còn khá khiêm tốn so với các nước láng giềng khiến cho việc tạo điểm khác biệt giữa các trung tâm thương mại hiện hữu và tương lai gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, tỷ lệ trống sẽ tăng nhiều trong ba năm tới, đặc biệt là khu vực ngoài trung tâm.

Sự chênh lệch giá thuê cũng như tỷ lệ trống giữa khu trung tâm và ngoài trung tâm đang là nghịch lý tồn tại nhiều năm tại TP HCM và sẽ ngày càng lớn trong hai năm tới. Sắp tới, nhiều khối đế bán lẻ hoàn thành và các trung tâm thương mại mới có diện tích lớn dịch chuyển ngày càng xa khu trung tâm, đến những nơi có mật độ dân số cao và thu nhập người dân được cải thiện.

Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, Đặng Phương Hằng đánh giá, tình trạng khan hiếm nguồn cung văn phòng tại khu trung tâm trong khi việc cho thuê các khối đế bán lẻ tại khu ngoài trung tâm đang gặp nhiều trở ngại sẽ mở ra xu hướng mới. Đó là giải pháp kết hợp giữa không gian làm việc chung hoặc văn phòng với diện tích bán lẻ nằm ở vị trí xa khu trung tâm sẽ phổ biến trong hai năm tới.

Vũ Lê

Theo : vnexpress.net

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…