Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam dưới tác động của “cơn bão” Covid – 19

Chỉ trong vỏn vẹn một tuần, 4 nhà sản xuất ô tô hàng đầu tại Việt Nam đã thông báo tạm dừng hoạt động nhà máy. Cụ thể Ford tạm dừng sản xuất từ ngày 27/3, nối gót là Toyota tạm dừng sản xuất ngày 30/3, TC Motor và Honda ngày 1/4.

 Theo đánh giá của ông Dieter Becker – Chuyên gia ngành ô tô của KPMG, hoạt động sản xuất ô tô ở Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Bối cảnh dịch bệnh hoành hành khiến nguồn cung nguyên liệu bị thiếu hụt, nhu cầu tiêu thụ sụt giảm, cả cung và cầu đều bị gián đoạn đẩy các nhà sản xuất ô tô vào thế buộc phải ngừng sản xuất. Đó không chỉ là vấn đề của riêng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mà đại dịch Covid-19 còn đặt ra thách thức lớn đối với ngành công nghiệp ô tô toàn cầu; trong đó các nước như Hàn Quốc, Italy, Nhật Bản đang phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề nhất.

Chuyên gia ngành ô tô của KPMG cho biết trong một nghiên cứu mới đây của KPMG về tác động của Covid-19 đến ngành công nghiệp ô tô, 80% các công ty sản xuất ô tô và các công ty có liên quan đến ngành này báo cáo rằng Covid-19 sẽ có tác động trực tiếp đến doanh thu của họ trong năm 2020 này; 78% các công ty thừa nhận không có đủ nhân viên để vận hành một dây chuyền sản xuất đầy đủ.

Hồ Bắc là một trong bốn cơ sở sản xuất ô tô lớn ở Trung Quốc. Nơi đây là đại bản doanh của hơn 100 nhà cung cấp ô tô; tuy nhiên tất cả các doanh nghiệp này đều phải đóng cửa nhà máy sản xuất của họ cho đến ngày 11/3. Hiện tại đã có một vài nhà máy trong số này bắt đầu sản xuất trở lại. Sau 2 tháng dịch Covid – 19 bùng phát, doanh số bán xe tại Hồ Bắc đã sụt giảm gần như bằng không.

Bên ngoài Trung Quốc, Audi đã phải dừng sản xuất mẫu SUV chạy điện e-tron do thiếu pin từ nhà cung ứng LG Chem. Các hãng cung ứng linh phụ kiện ôtô chủ chốt như Marelli, Bosch Continental, Brembo và Schaeffler đều tạm dừng sản xuất hoặc giảm sản lượng linh phụ kiện. Mary Barra – Giám đốc điều hành của GM cho biết hãng sẽ tiếp tục tìm cách vượt qua giai đoạn đen tối này. Tuy nhiên trước mắt GM vẫn dành ưu tiên hàng đầu cho ngăn ngừa dịch bệnh lây lan và bảo vệ người lao động được an toàn. 

Theo thông tin từ ông Dieter Becker, thực tế có tới hơn 80% chuỗi cung ứng ô tô trên toàn cầu có liên kết với tâm dịch Trung Quốc. Trong tháng 1/2020, doanh số bán xe của Trung Quốc đã giảm tới 18%. Thống kê của Hiệp hội xe khách Trung Quốc (VPCA) cho thấy doanh số bán xe của nước này trong tháng 1 và 2/2020 giảm tới 40% so với cùng kì năm ngoái.  

Sau khi dịch bệnh phần nào được khống chế, hoạt động sản xuất ô tô của Trung Quốc mới bắt đầu phục hồi trở lại. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM), từ hồi cuối tháng 2/2020, hơn 90% trong số 300 nhà cung ứng bên ngoài Hồ Bắc đã sản xuất trở lại song công suất hoạt động vẫn còn thấp. Điều quan trọng là việc thiếu hụt sản xuất do gián đoạn chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sẽ gây hiệu ứng domino ảnh hưởng đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Theo đánh giá của ông Dieter Becker, hoạt động sản xuất ô tô ở Việt Nam vốn phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu nên dĩ nhiên sẽ bị ảnh hưởng trong tình huống hiện tại; ngoại trừ công ty sản xuất ô tô Made in Vietnam duy nhất là Vingroup. Tuy nhiên, hoạt động của Nhà máy VinFast thuộc Tập đoàn VinGroup cũng phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp ở Đức. Điều này có liên quan một phần đến tỷ lệ nội địa hóa thấp của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. “Đây là điều khó tránh và cũng rất khó trách. Bạn sẽ chỉ có được tỷ lệ nội địa hóa cao khi bạn có một thị trường nội địa lớn, với nhu cầu lên đến hàng triệu chiếc như ở Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản hoặc châu Âu. Còn ở Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ xe hơi hàng năm vẫn còn ít ỏi, ở con số dưới 500.000 chiếc (332.000 xe năm 2019). Đối với những thị trường nhỏ như Việt Nam, việc sản xuất mọi thứ tại địa phương sẽ không hiệu quả. Dù sao Việt Nam cũng đã làm tốt hơn rất nhiều; sản lượng ô tô đã tăng lên trong những năm qua và ngành công nghiệp ô tô đã được lên kế hoạch để sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước” – Chuyên gia ngành ô tô của KPMG nhấn mạnh.

Theo BizC.vn

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *