Năm 2020: Forbes, Bloomberg, New York Times, Nikkei Asia… liên tục gọi Việt Nam là bình minh đang lên, ngôi sao sáng, phép màu châu Á

Ngày 17/7, lần đầu tiên trong chương trình kinh tế First Move của kênh CNN có sự xuất hiện của đại diện tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam – bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup. Trong buổi trò chuyện, người dẫn chương trình – nhà báo kỳ cựu Chatterley, đã không khỏi ngạc nhiên về những thành tựu mà Vingroup đạt được cũng như những biện pháp ứng phó với làn sóng đại dịch lần thứ nhất của Việt Nam.

Nhà báo Chatterley nhận định: “Việt Nam đã có những biện pháp đối phó với dịch bệnh hoàn toàn khác so với nhiều quốc gia trên thế giới”. Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam, ông Jacques Morisset cũng từng chia sẻ với Trí Thức Trẻ rằng: “Mặc dù không phải là người Việt, tôi cũng rất tự hào khi thấy truyền thông quốc tế liên tục đến và đưa tin về những thành tựu của Việt Nam”.

Vậy, truyền thông quốc tế đã từng ghi nhận những thành tích nào của Việt Nam trong năm vừa qua?

Năm 2020: Forbes, Bloomberg, New York Times, Nikkei Asia… liên tục gọi Việt Nam là bình minh đang lên, ngôi sao sáng, phép màu châu Á - Ảnh 1.

Khi Việt Nam đang trên đà phục hồi sau lần giãn cách xã hội trên phạm vi cả nước vào hồi tháng 4, Phó Chủ tịch Maybank Kim Eng đã chia sẻ trên chương trình “Bloomberg Daybreak: Asia” rằng Việt Nam sẽ có lợi thế nhất định trong việc phục hồi thị trường lao động nhờ thích nghi nhanh với các xu hướng mới.

Tạp chí kinh doanh nổi tiếng của Hoa Kỳ, Forbes cũng đã đăng tải bài báo với nhận định “Đại dịch Covid-19 cũng không thể làm suy yếu thế mạnh về gia công phần mềm của Việt Nam”. Đáng chú ý, Forbes còn khẳng định Việt Nam là điểm sáng về sức bật tinh thần cũng như năng lực công nghệ.

“Đại dịch có thể gây nhiễu loạn thế giới, nhưng Việt Nam có đầy đủ các yếu tố cần thiết để ngăn chặn virus, ổn định nền kinh tế, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo”. Đó là những kết luận của bà Anna Frazzetto, Giám đốc Công nghệ Kỹ thuật số tại Harvey Nash về ngành công nghiệp gia công phần mềm CNTT của Việt Nam được Forbes trích dẫn.

Năm 2020: Forbes, Bloomberg, New York Times, Nikkei Asia… liên tục gọi Việt Nam là bình minh đang lên, ngôi sao sáng, phép màu châu Á - Ảnh 2.
Năm 2020: Forbes, Bloomberg, New York Times, Nikkei Asia… liên tục gọi Việt Nam là bình minh đang lên, ngôi sao sáng, phép màu châu Á - Ảnh 3.

Sau làn sóng đại dịch lần 2, tờ Nikkei Asia (Nhật Bản) đã có bài giải thích về niềm tin của người dân Việt Nam đối với Chính phủ trong công cuộc chống dịch. Giữa tháng 9, Việt Nam bắt đầu được truyền thông quốc tế biết đến là “phép màu châu Á” khi hàng loạt các tờ báo liên tiếp đưa tin về những thành tựu Việt Nam đạt được sau làn sóng dịch bệnh lần 2.

Điển hình như tờ Sputnik (Nga) đã ví nền kinh tế Việt Nam là “bình minh đang lên” trong khi nền kinh tế các quốc gia khu vực Đông Nam Á lại đang “ngả chiều”.

Lý do là khi một số quốc gia đang mắc “bẫy thu nhập trung bình” – giảm sức cạnh tranh do hệ quả nâng cao chi phí lao động và mức sống, Việt Nam lại có thể nhanh chóng bắt kịp với các nước phát triển hơn trong khu vực nhờ vào những chính sách kịp thời và hiệu quả trong công cuộc ứng phó với đại dịch. Đồng thời, 40% doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất tại Đông Nam Á đã chọn Việt Nam là điểm đến thích hợp để đầu tư.

Vào giai đoạn phục hồi hậu đại dịch, các chuyên gia quốc tế đều đưa ra các dự báo tăng trưởng tích cực đối với Việt Nam. Theo tờ The Business Times (Singapore), ngành dịch vụ (ngoài du lịch) của Việt Nam dần bắt kịp xu hướng hồi phục. Bên cạnh đó, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sẽ tiếp tục dẫn đầu trong phục hồi kinh tế đất nước.

Nhờ vậy, tờ Asia Times cũng cho rằng Việt Nam là “trường hợp ngoại lệ” trong đại dịch Covid-19. Bên cạnh những số liệu như Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo GDP Việt Nam đạt 2,8% trong năm 2020, phục hồi ở mức 6,7% vào năm 2021, Việt Nam còn nằm trong top điểm đến an toàn tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn dịch bùng phát.

Asia Times nêu rõ, Việt Nam là một trong số ít những điểm sáng của bức tranh kinh tế ảm đạm toàn cầu. Những điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp cũng khiến Việt Nam tiếp tục có những “bước đi vững chắc” hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế.

Asia Times kết luận, Việt Nam là một trong số ít quốc gia “được nhiều hơn mất” sau cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu này. Nếu vẫn duy trì được động lực phát triển như hiện tại, Việt Nam sẽ trở thành “ngôi sao sáng” trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu, tiền đề cho việc đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

East Asia Forum (Australia) sau đó cũng có bài viết nhận định: “Người dân cũng như nền kinh tế Việt Nam là ‘biểu tượng của sự kiên cường’”. Bài viết cũng chỉ ra các chính sách mà Chính phủ đã áp dụng, ví dụ như tăng chi các dự án đầu tư công, đặc biệt triển khai các dự án Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA); các chương trình hỗ trợ khu vực tư nhân, chẳng hạn như đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của đất nước.

Năm 2020: Forbes, Bloomberg, New York Times, Nikkei Asia… liên tục gọi Việt Nam là bình minh đang lên, ngôi sao sáng, phép màu châu Á - Ảnh 4.

Ngay sau khi Chính phủ Việt Nam có văn bản kết luận cho phép các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ giữa Việt Nam và một số đối tác, tờ South China Morning Post (Trung Quốc) đăng tin bày tỏ niềm tin rằng dù không thể có “rủi ro bằng 0” khi mở lại đường bay quốc tế, Việt Nam vẫn sẽ có thể kiểm soát để đảm bảo lợi ích kinh tế – xã hội cũng như không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của cộng đồng.

Không lâu sau đó, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới. Chuyên gia phân tích tại Trung tâm Perth USAsia, Đại học Tây Úc, ông Kyle Springer khẳng định, Việt Nam được xem là ứng cử viên sớm nhất cho “bong bóng du lịch” quốc tế.

Ngày 27/9, tờ The Telegraph (Anh) đưa tin “Việt Nam giờ đây có thể tự hào vì đã hai lần chiến thắng Covid-19”. Lúc bấy giờ, Việt Nam đã trải qua 3 tuần không xuất hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng, chấm dứt làn sóng dịch lần hai. Tác giả Michael Tatarski kết luận: “Bầu không khí tự tin đã trở lại trên đường phố Việt Nam sau khi ngăn chặn thành công đợt bùng phát dịch đầu tiền trong tháng 3 và tháng 4”.

Năm 2020: Forbes, Bloomberg, New York Times, Nikkei Asia… liên tục gọi Việt Nam là bình minh đang lên, ngôi sao sáng, phép màu châu Á - Ảnh 5.

Liên quan về cuộc dịch chuyển chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc, Nikkei Asia cũng đã đưa tin rằng đến năm 2030, Việt Nam sẽ là một trong những trung tâm sản xuất laptop chủ chốt.

Cụ thể, đến năm 2030, một nửa máy tính xách tay trên thế giới sẽ được sản xuất bởi các quốc gia Đông Nam Á. Trong đó, Việt Nam và Thái Lan sẽ trở thành trung tâm sản xuất chủ chốt.

Đầu tháng 10, Bloomberg đã đăng bài dựa trên số liệu từ Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc với tiêu đề “Loạt doanh nghiệp Hàn Quốc đưa nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam bất chấp Chính phủ kêu gọi về nước”.

Cụ thể, Chính phủ Hàn Quốc hồi đầu năm đã mở rộng chương trình trợ cấp nhằm thúc đẩy các công ty dịch vụ và công nghệ thông tin đưa dây chuyền sản xuất về nước. Song, chỉ khoảng 80 trên tổng số hàng nghìn doanh nghiệp có liên kết với Trung Quốc thông báo sẽ đưa dây chuyền sản xuất về Hàn Quốc. Thay vào đó, các doanh nghiệp tìm cách chuyển nhà máy đến khu vực Đông Nam Á, trong đó chủ yếu là Việt Nam.

Điển hình như Samsung Electronics Co., một trong những doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc sau khi cắt giảm quy mô sản xuất ở Trung Quốc đã mở rộng nhà máy sản xuất điện thoại thông minh tại Việt Nam và Ấn Độ.

Hyundai Motor cũng tăng cường sản xuất ô tô tại Việt Nam trong khi tạm dừng dây chuyền sản xuất ở Bắc Kinh. Các chuyên gia nêu rõ xu hướng này có thể kéo theo các công ty nhỏ khác.

Ngay sau đó, New York Times đăng tải bài báo khẳng định Việt Nam là “phép màu châu Á” thế hệ mới, sau Nhật Bản, Hàn Quốc. New York Times lý giải, trong giai đoạn bùng nổ ở quá khứ, hầu hết các quốc gia được coi là “phép màu châu Á” đều ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm đạt gần 20% – gấp đôi mức trung bình của nhiều quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình vào thời điểm đó. Trong 3 thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã duy trì tốc độ tương tự. Ngay cả trong những năm 2010, khi thương mại toàn cầu sụt giảm, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng 16%/năm. Đây là tốc độ tăng nhanh nhất trên thế giới tính đến hiện nay.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tập trung thu hút đầu tư nước ngoài. Trong 5 năm qua, trung bình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam đạt hơn 6% GDP, tỷ lệ cao nhất so với các quốc gia mới nổi khác. Hầu hết trong số đó nhằm xây dựng các nhà máy sản xuất và cơ sở hạ tầng liên quan, phần lớn đến từ các quốc gia châu Á khác, bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.

Những “phép màu cũ” đang xây dựng nhiều điều mới.

Liệu Việt Nam có thể duy trì sự thành công này, bất chấp những thách thức tiềm tàng như dân số, thương mại toàn cầu…? Câu trả lời là có thể. Trong 5 năm qua, không một quốc gia lớn nào có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh hơn Việt Nam, tờ báo khẳng định.

Năm 2020: Forbes, Bloomberg, New York Times, Nikkei Asia… liên tục gọi Việt Nam là bình minh đang lên, ngôi sao sáng, phép màu châu Á - Ảnh 6.

Mới đây nhất, Forbes lại một lần nữa nhắc đến Việt Nam là một “mảnh đất đầy tiềm năng” cho các doanh nghiệp muốn khai thác thị trường thương mại điện tử. Cụ thể, tỷ lệ thâm nhập internet của Việt Nam đạt 65%, là tiền đề cho sự phát triển thương mại điện tử. Theo số liệu nghiên cứu của Redseer, đến năm 2026, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của ngành thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 50 tỷ USD.

Nhờ làn sóng đổ xô vào Việt Nam đầu tư của hàng loạt tập đoàn công nghệ khổng lồ, Việt Nam cũng đã được tờ báo nhật Nikkei Asia đánh giá là “con hổ châu Á”.

Trong bối cảnh nền kinh tế số toàn cầu ngày càng bứt phá, tờ South China Morning Post khẳng định rằng Việt Nam là một trong những “thị trường mẫu” trong việc phát triển kinh tế số khu vực Đông Nam Á. Trong khi một số nền kinh tế internet của Malaysia, Thailand, Singapore và Philippines tăng trưởng từ 20-30%/năm, đối với Việt Nam và Indonesia, con số này đạt đến 40%/năm.

Một năm vừa qua, Việt Nam đã vô số lần được truyền thông quốc tế nhắc đến như biểu tượng của những điều mới mẻ, tích cực trong bức tranh kinh tế ảm đạm của toàn cầu. Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế với hình ảnh là một “bình minh đang lên” (báo Nga), “ngôi sao sáng” (Asia Times), “phép màu châu Á” (New York Times), “con hổ châu Á” (Nikkei Asia) hay “mảnh đất tiềm năng” (Forbes).

Theo CafeF

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…