Mỹ họp bàn về việc áp thuế với Việt Nam

Mỹ đang thảo luận việc áp thuế với Việt Nam về việc có nên tiếp tục áp thuế đối với các hành vi tiền tệ từng được chính quyền Trump xem là không hợp lý, bất lợi cho doanh nghiệp Mỹ.

Theo tờ báo Bloomberg, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã lên kế hoạch tổ chức cuộc họp về vấn đề áp thuế đối với Việt Nam này vào ngày 7/7. Thành phần tham gia bao gồm quan chức của Bộ Thương mại, Tài chính, Hội đồng An ninh quốc gia và Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR).

Cuộc họp này diễn ra khi hạn chót tháng 10 để áp thuế theo Mục 301 Đạo luật Thương mại 1974 đang đến gần, sau một năm kể từ khi Washington bắt đầu cuộc điều tra.

Trong những ngày cuối của chính quyền Trump, Mỹ đã cho rằng các hành vi tiền tệ của Việt Nam là “bất hợp lý và cản trở doanh nghiệp Mỹ” nhưng không áp thuế trừng phạt. Tuy nhiên, cuộc điều tra thương mại trên vẫn chưa kết thúc. Nếu Mỹ chính thức quyết định đề xuất áp thuế với hàng hoá từ Việt Nam, chính quyền nước này cần thời gian để lấy ý kiến và tổ chức các buổi điều trần. Điều này đồng nghĩa với việc bước đi đầu tiên là công bố danh sách sản phẩm đề xuất áp thuế cần phải thực hiện trong vài tuần tới.

Adam Hodge, người phát ngôn viên USTR nói rằng, cơ quan này đang tiến hành điều tra các hành vi tiền tệ của Việt Nam và từ chối bình luận thêm. Bộ Tài chính, Thương mại, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ cũng không bình luận về vấn đề này.

Chính quyền Biden đã có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn với các vấn đề tiền tệ so với người tiền nhiệm. Tháng 12/2020, Bộ Tài chính dưới thời Trump đã gắn thẻ thao túng tiền tệ cho Việt Nam và Thụy Sỹ. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ đã gỡ bỏ Việt Nam, Thụy Sỹ, Đài Loan khỏi danh sách hồi tháng 4 vừa qua. Cơ quan này cho biết, “không có đủ bằng chứng” để kết luận ba đối tác thương mại này thao túng tiền tệ với mục đích “ngăn cản việc điều chỉnh cán cân thanh toán hiệu quả hoặc tạo lợi thế cạnh tranh thương mại” để bị áp dụng thẻ này.

Ngoài ra, báo cáo tháng 4 của Bộ Tài chính Hoa Kỳ cũng cho biết “bắt đầu tăng cường cam kết song phương với Việt Nam”, bao gồm cả việc giải quyết vấn đề về tiền tệ.

Hiện tại, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tăng gấp đôi trong 5 năm qua. Tuy nhiên, sự thâm hụt thương mại ngày càng tăng trong cán cân thương mại Mỹ – Việt khiến chính quyền Trump tìm cách điều chỉnh. Năm nay, Việt Nam là quốc gia có chênh lệch cán cân thương mại lớn thứ 3 của Mỹ, sau Trung Quốc và Mexico.

Tờ Bloomberg khẳng định trong bài viết của mình, bất kỳ mức thuế trừng phạt nào cũng khiến quan hệ giữa các đối tác, vốn ngày càng bền chặt trong những năm trở lại đây, trở nên căng thẳng. Dưới thời chính quyền Trump, Mỹ đã mở cuộc điều tra 301 và áp dụng thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc làm khơi mào cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo Công Thương

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…