Một phụ nữ Ấn Độ bị đánh chết vì tin đồn bắt cóc trẻ em

Những tin đồn về nạn bắt cóc trẻ em được lan truyền qua ứng dụng nhắn tin khiến một phụ nữ bị giết và khoảng 10 người bị thương.

Một người bế con ở Mumbai năm 2015. Ảnh: Reuters.

Một người bế con ở Mumbai năm 2015. Ảnh: Reuters.

Tại bang Gujarat ở tây Ấn Độ hôm 26/6, người phụ nữ nghèo có tên Shantadevi Nath và ba người khác bị khoảng 100 người ở thành phố Ahmedabad vây đánh vì bị cho là kẻ bắt cóc trẻ em.

“Khoảng 6 người bao vây, tra hỏi những người phụ nữ khi họ chuẩn bị lên một chiếc xe lam. Nhiều người sau đó kéo đến lôi Shantadevi và ba người đồng hành ra khỏi xe và đánh họ túi bụi”, cảnh sát JA Rathwa cho biết, theo AFP.

“Đám đông đấm đá 4 phụ nữ. Một số thậm chí còn đánh họ bằng gậy và kéo tóc”, cảnh sát nói thêm. 4 người này cuối cùng được cảnh sát giao thông giải cứu và đưa đến bệnh viện nhưng Nath, 45 tuổi, qua đời.

Nguyên nhân dẫn đến vụ tấn công là một loạt tin nhắn được lan truyền nói rằng khoảng 300 người đến Gujarat để tìm cách bắt cóc và bán trẻ em.

4 vụ tấn công tương tự xảy ra cùng ngày. 6 người bị thương trong hai vụ ở Rajkot. Tại Surat, 5 phụ nữ bị tấn công bởi người dân địa phương trong khi một phụ nữ 45 tuổi bị đám đông nam giới hành hung khi đang bế theo một đứa trẻ.

“Người phụ nữ và đứa trẻ được đưa đến đồn cảnh sát. Bà ấy chứng minh được bà ấy thực sự là mẹ của đứa trẻ”, cảnh sát nói thêm.

Vụ việc ở Gujarat khiến cảnh sát phát đi một thông cáo báo chí, thúc giục mọi người không “bị đánh lừa bởi các tin giả trên mạng xã hội”. Ở bang Tamil Nadu, nam Ấn Độ, chính quyền địa phương sử dụng loa phóng thanh để cảnh báo mọi người về những tin đồn sai lệch.

Theo : vnexpress.net

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…