Long An đón nhận dự án khu đô thị gần 7.000 tỷ đồng
Tập đoàn Nam Long chính thức công bố các nhà đầu tư chiến lược cùng hợp tác phát triển giai đoạn 1 của khu đô thị WaterPoit – Long An.
Theo đó, Tập đoàn Nam Long, nhà đầu tư Nhật Nishi Nippon Railroad, TBS Grourp và Công ty TNHH Đầu tư Tân Hiệp sẽ cùng góp vốn theo tỷ lệ dự kiến tương ứng 50% – 35% – 10% và 5% để cùng thực hiện giai đoạn 1 khu đô thị WaterPoit với tổng vốn đầu tư 6.900 tỷ đồng. Đây là dự án đảm bảo cho sự phát triển dài hạn của Nam Long trong 5 – 10 năm tới tại tỉnh Long An.
WaterPoit tọa lạc tại mặt tiền tỉnh lộ 830, kéo dài từ thị trấn Đức Hòa (tỉnh Long An) đến cao tốc Sài Gòn – Trung Lương và quốc lộ 1, trung tâm thị trấn Bến Lức (Long An). 3 mặt còn lại bao quanh bởi 5 km sông Vàm Cỏ Đông. Ở giai đoạn 1, WaterPoit sở hữu công viên trung tâm rộng trên 20ha, 17 ha trường Địa học và trường quốc tế, 8 ha khu thương mại, 3 ha khu y tế…Được biết, WaterPoit sẽ chính thức giới thiệu trong quý I/2019.
Theo đánh giá của các nhà đầu tư BĐS, chính hệ thống hạ tầng giao thông đang thay đổi mạnh mẽ được xem như lợi thế lớn để thị trường bất động sản tỉnh Long An phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.
Hiện tại, Long An đã có rất nhiều dự án lớn, từ 300 ha đến trên 1.000 ha, được chủ đầu tư thực hiện, như dự án Khu đô thị Sinh thái Năm Sao của Tập đoàn Quốc tế Năm Sao tại Cần Giuộc có diện tích quy hoạch trên 419 ha, dự án Happy Land của Khang Thông với diện tích trên 1.200 ha, 6 dự án của “đại gia” Trương Mỹ Lan – bà chủ tập đoàn Vạn Thịnh Phát có diện tích hơn 2.000ha, dự án khu công viên sinh thái của Vingroup, Him Lam… Các dự án này đang trở thành những điểm nhấn quan trọng của thị trường bất động sản Long An.
Một chuyên gia địa ốc độc lập cho rằng căn cứ vào tình hình thị trường cũng như những định hướng phát triển trong tương lai, đặc biệt là trên cơ sở đồ án quy hoạch vùng 2020-2050, có thể nhận định trong giai đoạn 2018-2020, thị trường bất động sản ở Long An sẽ bước vào giai đoạn bùng nổ. Theo đồ án này, vùng TP.HCM sẽ gồm 8 tỉnh, thành phố trọng điểm phía Nam: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang với TP.HCM là hạt nhân.
Với quy hoạch đó, những hạng mục hạ tầng giao thông quan trọng như hàng loạt tuyến vành đai và đường xuyên tâm kết nối từ trung tâm thành phố tới các quốc lộ, cũng như những tuyến kết nối giữa các tỉnh, thành sẽ dần được hình thành.
Theo Trí thức trẻ
[elementor-template id=”16904″]