Không bỏ lỡ cơ hội từ ‘hộ chiếu vắc xin’?

Ý tưởng “hộ chiếu vắc xin” đã xuất hiện từ cuối năm 2020 và đến nay, nhiều quốc gia đang muốn triển khai “hộ chiếu vắc xin” nhằm cho phép những người đã tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 được tự do đi lại.

Lô vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên đã về đến Việt Nam ngày 24.2 và chương trình tiêm vắc xin sẽ bắt đầu từ ngày 8.3

Cụ thể, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen mới đây vừa thông tin dự luật về việc ban hành “giấy thông hành xanh” vắc xin ngừa Covid-19 sẽ được trình Nghị viện châu Âu (EP) vào ngày 17.3 tới, sau đó sẽ được đưa lên lãnh đạo EU thông qua tại hội nghị thượng đỉnh ngày 25.3.Loại giấy này nhằm cung cấp bằng chứng về việc đã tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cũng như các kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2. Giấy thông hành sẽ cho phép người dân được di chuyển trong hoặc ngoài EU để làm việc và du lịch. EC sẽ tìm cách tạo một cơ chế kỹ thuật để chứng nhận giấy thông hành dưới dạng kỹ thuật số, dựa trên thông tin tương đương ở tất cả 27 nước thành viên và phải đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu của EU. Các quốc gia Nam Âu như Hy Lạp, Síp, Tây Ban Nha và nhiều nước có nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch bày tỏ quan điểm ủng hộ kế hoạch này.

Mới đây, Israel, là quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thuộc hàng cao nhất thế giới, đã xúc tiến thực hiện cung cấp “hộ chiếu vắc xin” cho người dân và quy định những người đã tiêm phòng được đến các khách sạn, phòng tập thể thao. Ngay cả những nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan cũng đang lên kế hoạch nghiên cứu thông qua loại giấy thông hành này.Tại VN, lô vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên đã đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 24.2 vừa qua. Tuy nhiên, vấn đề “hộ chiếu vắc xin” gần như hoàn toàn chưa được đề cập. TS Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng tư vấn du lịch (TAB), cho rằng VN chống dịch tốt và điều đó cần được chuyển hóa thành các lợi thế cạnh tranh trong phát triển kinh tế, trong đó có việc phục hồi và phát triển các dịch vụ du lịch, hàng không. Cần tìm mọi cơ hội, cách làm để hiện thực hóa điều này.Theo ông, nhìn vào tốc độ tiêm vắc xin của các nước có thể thấy tình hình khá khả quan. Hiện đã có hơn 200 triệu người được ghi nhận an toàn, rất nhanh, con số này sẽ lên đến nửa tỉ, 1 tỉ người. Sau khi đã được tiêm vắc xin, không ít người ở nước ngoài sẽ có nhu cầu đi du lịch sau một thời gian bị dịch “giam cầm” và họ bắt đầu nghĩ đến các điểm đến thú vị.

“Hiện Hiệp hội Các hãng hàng không quốc tế (IATA) đã khởi động một dự án với tên gọi là Travel Pass, có thể được coi là phiên bản “hộ chiếu vắc xin” đầu tiên có phạm vi áp dụng toàn cầu, sẽ bắt đầu được ứng dụng trong tháng 3 tới. Travel Pass hay “giấy thông hành xanh” mà EU đang triển khai nên được chấp nhận như một loại “hộ chiếu vắc xin”, TS Lương Hoài Nam nói và đề xuất: “Người có trong tay những loại giấy tờ đó sẽ được cấp thị thực, được quyền nhập cảnh mà không chịu bất kỳ hình thức cách ly nào. Như thế, đối tượng khách du lịch mới xuất hiện. Quan trọng nhất là Chính phủ phải lập tức triển khai, làm nhanh. Khi các thị trường khác bắt đầu hút khách thì Việt Nam sẽ mất cơ hội”.

Theo Thanh Niên

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…