Kênh đào Suez tăng phí, gây áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu

Cơ quan quản lý kênh đào Suez đang tăng mức phí mà họ thu đối với các tàu đi qua tuyến đường thủy quan trọng của thế giới, trong một động thái dự kiến ​​sẽ gây thêm áp lực lạm phát lên chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo đó, sẽ tìm cách tận dụng sự phục hồi trong thương mại hàng hóa bằng cách tăng phí vận chuyển lên 6% kể từ tháng 2, 11 tháng sau khi kênh đào bị sự cố tắc nghẽn của tàu container Ever Given. Khoảng 12% thương mại quốc tế đi qua kênh đào, đây là con đường hàng hải ngắn nhất giữa châu Á và châu Âu.

Cơ quan quản lý kênh đào Suez đã được hưởng lợi từ sự phục hồi của các nền kinh tế kể từ khi làn sóng phong tỏa Covid-19 đầu tiên được dỡ bỏ. Quỹ Tiền tệ quốc tế và Tổ chức Thương mại thế giới dự báo rằng, lưu lượng thương mại toàn cầu sẽ tăng 6,7% vào năm 2022, điều này có nghĩa là “lợi nhuận tốt” cho các công ty vận tải biển.

Việc tăng phí sẽ không áp dụng đối với các tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Các tàu du lịch cũng sẽ bị loại trừ vì lĩnh vực này đã trải qua một cú sốc sâu hơn các lĩnh vực khác từ đại dịch. Các cơ quan chức năng cho biết ngành du lịch và lữ hành đã bị thiệt hại lớn trên toàn thế giới, bao gồm cả tàu du lịch và du thuyền biển, và dự kiến ​​sẽ hoàn thành phục hồi vào năm 2022.

Tháng trước, kênh đào này đã ghi nhận trọng tải hàng tháng cao nhất trong lịch sử của nó, ở mức 112,1 triệu tấn. Tổng cộng có 1.847 tàu đã đi qua kênh trong tháng 10, nhiều hơn 14% so với một năm trước. Cơ quan quản lý kênh đào cũng báo cáo doanh thu kỷ lục trong năm tài chính vừa qua, mặc dù bị tắc nghẽn 6 ngày sau khi tàu Ever Given nặng 220.000 tấn mắc cạn vào tháng 3. Doanh thu tăng lên 5,84 tỷ đôla trong 12 tháng tính đến ngày 30/6 do nhu cầu hàng hóa mạnh mẽ thúc đẩy thương mại phục hồi.

Các công ty vận tải biển cũng được hưởng lợi từ sự phục hồi này. Maersk, tập đoàn vận chuyển container lớn nhất thế giới đã công bố quý có lợi nhuận cao nhất từ ​​trước đến nay trong tuần đầu tháng 11. Đồng thời cũng dự đoán cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tiếp tục diễn ra trong năm tới, với tình trạng thiếu nhân công bến tàu và tài xế xe tải gây ra sự gián đoạn.

Theo George Lawrie, Phó Chủ tịch kiêm Nhà phân tích chính của Công ty Nghiên cứu Forrester, ngành vận tải biển toàn cầu vẫn đang phục hồi sau sự gián đoạn do Ever Given gây ra. Kể từ sau đại dịch, những thay đổi trong cách tiêu dùng và mua sắm, bao gồm cả sự gia tăng mạnh mẽ trong thương mại điện tử đã làm tăng nhu cầu nhập khẩu đối với các chuyến hàng container hàng tiêu dùng đến Bắc Mỹ và châu Âu. Ngoài ra, các thị trường mới cho hàng hóa sản xuất tại châu Á yêu cầu nhiều tàu hơn cho tuyến hàng tuần, có nghĩa là sẽ có nhiều container hơn trên biển. Kết hợp với vấn đề, lưu thông container toàn cầu vẫn chưa phục hồi sau vụ tắc nghẽn kênh Suez gần đây.

Theo Công Thương

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…