Kế vị ở các chaebol Hàn Quốc ngày càng giống một cuộc chiến, đã tới lúc trao quyền cho “người dưng”?

Huynh đệ đưa nhau ra tòa, người ngồi tù vì cáo buộc thâu tóm quyền lực, việc thừa kế trong các tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc đang ngày càng khó khăn.

Sự ra đi của Chủ tịch Lee Kun-Hee ở tuổi 78 chính thức đưa Samsung sang một trang mới, dù đã nhiều năm qua Phó chủ tịch Lee Jae-yong, con trai duy nhất của ông Lee Kun-Hee, mới chính là người chèo lái tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc suốt nhiều năm qua.

Theo Bloomberg, tài sản của ông Lee Kun-Hee vào khoảng 20,7 tỷ USD. Tuy nhiên, việc chuyển gia quyền kiểm soát công ty lớn nhất Hàn Quốc đã trải qua nhiều sóng gió, dẫn tới việc ông Lee Jae-yong đã bị kết án 5 năm tù vì tội hối lộ, tham ô và các tội danh khác sau khi ông vướng vào một vụ bê bối liên quan đến cựu Tổng thống bị lật đổ Park Geun-hye vào năm 2017.

Các công tố viên cho biết, những thương vụ này giúp Lee Jae-yong củng cố quyền kiểm soát tại Samsung. Tuy nhiên, nó khiến người đàn ông này bị kết án tù và được thả tự do năm 2018 sau 1 năm thụ án. Tuy nhiên, sóng gió vẫn chưa kết thúc với Thái tử Samsung, người giờ đây chắc chắn sẽ ngồi vào vị trí mà người cha quá cố vừa để lại.

Trong diễn biến mới nhất xảy ra hồi đầu tháng 9/2020, Lee Jae-yong tiếp tục bị truy tố với các tội danh liên quan đến vụ sáp nhập 2 công ty con gây tranh cãi năm 2015. Các tội danh nhằm vào Lee bao gồm giao dịch bất hợp pháp, thao túng cổ phiếu và khai mai. Tuy nhiên, phiên tòa với những cáo buộc mới này chưa diễn ra.

Hơn bất cứ người nào khác, Lee Jae-yong nhận thức rõ những vấn đề từ việc chuyển giao quyền lực giữa các thế hệ trong gia đình. Ngày 7/5/2020, người đàn ông này tuyên bố sẽ không chuyển giao quyền quản lý công ty cho các con mình. Nó cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt mô hình kế thừa theo huyết thống ở tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc.

Không chỉ là bài toán khó với Samsung, cha truyền con nối đang ngày càng trở thành một vấn đề phức tạp với các chaebol ở Hàn Quốc khi cổ đông ngày càng gắt gao, các quy định ngày càng nghiêm ngặt, thuế thừa kế lớn cũng như số cổ phần các gia đình sáng lập nắm giữ đang ngày càng bị chia nhỏ.

Thậm chí, các cơ quan giám sát của Hàn Quốc còn đang gia tăng điều tra vào các chaebol và đưa ra những án phạt lớn. Tập đoàn tài chính Mirae Asset mới bị phạt 3,66 triệu USD vì vi phạm các quy tắc giao dịch nội bộ, tập đoàn Hanwha bị điều tra vì nghi ngờ gia đình chủ sở hữu thu lợi bất chính thông qua các giao dịch nội bộ. Năm ngoái, Chủ tịch Daelim Lee Hae-wook cũng bị cáo buộc vì nghi ngờ thực hiện các giao dịch để thu lợi cá nhân.

Trong khi các cổ đông cũng tích cực đòi hỏi quyền lợi của mình bên cạnh các động thái cứng rắn của cơ quan quản lý, sở hữu của các gia đình sáng lập cũng ngày một bị pha loãng. Dữ liệu của chính phủ cho thấy cổ phần ở các gia đình sở hữu trong nhóm 59 doanh nghiệp lớn nhất chỉ còn trung bình 3,9% vào tháng 9 năm ngoái. Ở Samsung và SK, gia đình sáng lập chỉ còn sở hữu trung bình 0,9% số cổ phần.

Điều này một phần bắt nguồn từ thuế suất thừa kế cao ở Hàn Quốc, tương đương khoảng 50% số tài sản được thừa hưởng. Hàn Quốc, hiện chỉ đứng sau Nhật Bản trong nhóm các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đánh thuế thừa kế cao nhất.

Ngoài ra, khi quyền lãnh đạo được chuyển tới thứ hệ thứ 3 hoặc thứ 4, những người thừa kế phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn từ quá trình này. Ngoài ra, họ cũng không còn gắn bó với công ty sâu đậm như cha mẹ mình. Việc Lee Jae-yong không muốn chuyển giao quyền quản lý cho con dường như là quyết định không thể tránh khỏi.

Ở Hàn Quốc, các cuộc tranh luận về quyền thừa kế cũng xảy ra gay gắt. Người ta đặt câu hỏi liệu đã đến lúc các tập đoàn nên chuyển giao vai trò điều hành cho các nhà quản lý chuyên nghiệp hay tiếp tục giữ nó trong quyền kiểm soát của gia đình. Ở Mỹ và châu Âu, việc quyền quản lý đã được chuyển giao cho người ngoài để tăng cường sự chuyên nghiệp hóa.

Những tấm gương lớn nhất trên làng công nghệ toàn cầu đều đã chứng tỏ sự đúng đắn khi đi theo mô hình này. Google, Apple và Microsoft chủ yếu tập trung vào chuyên môn khi lựa chọn nhà lãnh đạo tiếp theo thay vì lựa chọn thế hệ tiếp theo của những người sáng lập. Thậm chí, người sáng lập cũng chuyển giao quyền lực khi họ vẫn còn khả năng lãnh đạo.

Trong khi đó, một số khác chỉ ra xuất phát điểm của những sai lầm ở Hàn Quốc chính là khái nghiệm chủ sở hữu và CEO là một. Đó cũng là lý do khiến người ta khó lòng tách biệt rõ ràng giữa biểu tượng của doanh nghiệp với những người trực tiếp chèo lái nó.

“Các cuộc tranh luận về quyền sở hữu và quyền kiểm soát đã sai ngay từ đầu. Quyền sở hữu và quyền kiểm soán phải được tách biệt ở hầu hết các chaebol. Chúng ta thường gọi chủ tịch các chaebol là người sở hữu nhưng điều này hoàn toàn sai. Người ta không thể sở hữu một công ty khi có ít hơn 5% cổ phần”, Kim Hyung-seok, một nhà nghiên cứu chính sách quản trị doanh nghiệp ở Hàn Quốc, nhận định.

Những thành công trên toàn cầu có thể là mô hình để Samsung và các tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc làm theo. Khi việc quản lý doanh nghiệp được thực hiện bởi những người chuyên nghiệp, gia đình nhà sáng lập có thể tránh được những rác rối mà ngay chính một người quyền lực như Thái tử Samsung Lee Jae-yong cũng không phải ngoại lệ.

Theo CafeF

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *