Hơn 150 doanh nghiệp tham gia Hội nghị trực tuyến Việt Nam – Ấn Độ

Ngày 28/4, hơn 150 doanh nghiệp hai nước đã có mặt tại Hội thảo trực tuyến Xúc tiến thương mại Việt Nam – Ấn Độ: Cơ hội & Thách thức hậu Covid-19 được Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức nhằm đưa các sản phẩm hai bên có nhu cầu thâm nhập sâu hơn vào thị trường của nhau.

Tại hội nghị, ông Vũ Bá Phú- Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho hay, tôi rất mong Chính phủ và các cơ quan xúc tiến thương mại của Ấn Độ đẩy nhanh tiến độ mở cửa thị trường cho các sản phẩm của Việt Nam. Hạn chế áp dụng các biện pháp làm cản trở thương mại song phương như điều tra và áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và có phương án hỗ trợ hàng hóa của nhau được lưu thông an toàn, thuận lợi trong đại dịch và sau khi dịch được kiểm soát ổn thỏa.

Rất nhiều sản phẩm của Việt Nam như nhãn, vải, chôm chôm, sầu riêng… được người dân Ấn Độ ưa chuộng và ngược lại có những sản phẩm của Ấn Độ mà Việt Nam cần nhưng chưa hiện diện trên thị trường của nhau. 

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, quý I/2020, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ đạt 2,345 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 1,398 tỷ USD, nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ đạt 1,055 tỷ USD. Năm 2020, Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục phấn đấu đạt mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều 15 tỷ USD.

Không chỉ có nhiều tiềm năng về hợp tác thương mại, hợp tác đầu tư Việt Nam – Ấn Độ cũng có nhiều triển vọng. Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ – Phạm Sanh Châu cho biết: “Hiện nhiều tập đoàn lớn của Ấn Độ đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Cụ thể, Tập đoàn Essar mong muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư xây dựng một khu tích hợp tổng thể trị giá khoảng 8 tỷ USD bao gồm nhà máy điện sử dụng khí, đầu tư các trạm biến áp, công trình truyền tải, đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư sản xuất phân bón…”

Tập đoàn HCL đã phê duyệt kế hoạch đầu tư dài hạn vào Việt Nam với tầm nhìn, mục tiêu đào tạo, tuyển dụng, phát triển nhân lực cho một chuỗi trung tâm kỹ thuật công nghệ thông tin từ 10- 20 nghìn kỹ sư. Trước mắt, HCL mong muốn thành lập một trung tâm công nghệ ở Việt Nam với vốn đầu tư 650 triệu USD sẽ đào tạo và tuyển dụng khoảng 10 nghìn kỹ sư trong 5 năm tới…

Ông Phạm Sanh Châu cũng cho biết thêm: Theo nghiên cứu của Công ty tư vấn tài chính Nomura (Nhật Bản), 56 công ty chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, chỉ có 3 trong số này chuyển tới Ấn Độ trong khi 26 đến Việt Nam, 11 đến Đài Loan và 8 tới Thái Lan.

Hầu hết các công ty này đang chuyển sang Việt Nam với các lý do chính như gần gũi về mặt địa lý, văn hóa và hệ thống chính trị với Trung Quốc. Việt Nam đã có một số bước đi như giảm thủ tục hành chính, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế, ít có biến động tiền tệ. Nhờ những lợi thế đó, các công ty có xu hướng chuyển tới Việt Nam nhằm nắm bắt các cơ hội, mở rộng kinh doanh.

Theo BizC.vn

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *