Hà Nội: Quy hoạch và xây dựng Bến xe khách Yên Sở

VT Hà Nội vừa thông tin chính thức về việc quy hoạch và xây dựng Bến xe khách Yên Sở.

Cụ thể, Bến xe khách Yên Sở đã được xác định trong Đồ án quy hoạch GT-VT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo đó, bến xe khách này được định hướng là bến xe khách trung hạn (dự kiến thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2016-2020); đồng thời cũng đã được xác định trong Đồ án quy hoạch phân khu đô thị H2-4 có vị trí nằm ở phía Nam đường Vành đai 3, với quy mô diện tích khoảng 3,2ha.

Hà Nội: Quy hoạch và xây dựng Bến xe khách Yên Sở - Ảnh 1.

Phối cảnh bến xe Yên Sở sau khi hoàn thành

Trong giai đoạn trước mắt, sau khi đầu tư xong Bến xe khách Yên Sở và Bến xe khách Cổ Bi, sẽ tổ chức nghiên cứu điều chuyển các tuyến xe khách liên tỉnh đang khai thác tại Bến xe Giáp Bát về 2 bến xe này nhằm giảm tải áp lực giao thông cho tuyến quốc lộ 1A (Bến xe Giáp Bát sẽ chuyển đổi chức năng thành đầu mối trung chuyển vận tải hành khách công cộng kết hợp bãi đỗ xe).Tại Đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Sở GT-VT và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập thì Bến xe Yên Sở tiếp tục được quy hoạch là bến xe khách liên tỉnh trung hạn (với chức năng hỗ trợ, giảm tải cho 3 bến xe: Giáp Bát, Nước Ngầm, Gia Lâm).

Về lâu dài đối với khu vực phía Nam, sau khi đầu tư hoàn thành Bến xe khách chính phía Nam (khu vực Ngọc Hồi – đường Vành đai 4) thì Bến xe khách Yên Sở và Bến xe khách Nước Ngầm sẽ được chuyển đổi chức năng thành đầu mối trung chuyển vận tải hành khách công cộng kết hợp bãi đỗ xe (các tuyến xe khách liên tỉnh đang khai thác tại 2 bến xe khách này sẽ được điều chuyển về Bến xe khách đầu mối tập trung phía Nam).

Theo thiết kế được duyệt, bến xe Yên Sở sẽ có 4 tầng, (3 nổi, 1 hầm). Trong đó tầng hầm rộng khoảng 5.000m2 được dùng làm gara trông giữ xe cho hành khách. Trung tâm bến được thiết kế 1 tòa nhà hình tròn, gồm 3 tầng, diện tích 2.000m2. Trong đó, tầng 1 là nơi bán vé và showroom cho thuê, tầng 2 sẽ kinh doanh đồ ăn nhanh.

Đây sẽ là bến xe khách hiện đại nhất cả nước; khép kín từ khu vực đón khách, trả khách, xe xếp nốt chờ tài đến khu vực bán vé. Hầu hết các công đoạn tại bến xe sẽ tự động hóa, như kiểm soát xe ra vào bến bằng công nghệ, các bảng đèn led hiển thị thông tin về chuyến xe, giờ xuất bến, cửa đón khách, hay khu vực xe buýt, khu vực taxi…

Theo H.P

Pháp luật & Xã hội

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…