Hà Nội đề xuất cơ chế đặc thù đầu tư 3 tuyến đường sắt đô thị hơn 125.000 tỷ đồng

UBND TP Hà Nội kiến nghị Thủ tướng xem xét, cho ý kiến chỉ đạo về chủ trương, cơ chế đầu tư 3 tuyến đường sắt đô thị với tổng mức đầu tư hơn 125.000 tỷ đồng.

Mới đây, UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi Thủ tướng xem xét, cho ý kiến chỉ đạo về chủ trương, cơ chế đầu tư 3 tuyến đường sắt đô thị ưu tiên đầu tư giai đoạn đến 2025.

Theo văn bản gửi Thủ tướng, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội – tuyến số 2 (đoạn Trần Hưng Đạo – Thượng Đình) có chiều dài 5,96 km với thiết kế toàn tuyến có 6 ga đi ngầm. Tuyến đường này có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 25.700 tỷ đồng, khai thác vào năm 2025.

Tiếp đó là dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao – Hòa Lạc) có chiều dài 38,4 km (8km đi ngầm, 2 km đi cao, 28,4 km đi bằng) với 21 ga (6 ga ngầm, 14 ga trên mặt đất và 1 ga trên cao) cùng 2 depot. Tuyến đường này có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 61.000 tỷ đồng, khai thác vào năm 2025.

Hà Nội đề xuất cơ chế đặc thù đầu tư 3 tuyến đường sắt đô thị hơn 125.000 tỷ đồng - Ảnh 1.

Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội (Cát Linh – Hà Đông). (Ảnh: Tùng Lâm)

Cuối cùng là dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 3 (đoạn Ga Hà Nội – Hoàng Mai) có chiều dài 8,7 km với 7 ga ngầm. Tuyến đường này có tổng mức đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng, khai thác vào năm 2026.

Theo đó, tổng mức đầu tư của 3 tuyến đường sắt đô thị khoảng 125.614 tỷ đồng và TP Hà Nội có thể huy động được khoảng 135.000 tỷ đồng từ 6 nguồn trong 8 năm (2018 – 2025) để cân đối thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, trong trường hợp các nguồn lực nói trên chưa huy động đủ hoặc không kịp thời, Hà Nội sẽ phát hành trái phiếu bổ sung. Đồng thời, TP Hà Nội chuẩn bị quỹ đất để đấu giá, tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị.

Trong văn bản gửi Thủ tướng, UBND TP Hà Nội đưa ra 3 phương án đầu tư.

Trong đó, phương án 1 đầu tư theo hình thức PPP, hợp đồng BT nhưng có kết hợp đầu tư trả một phần bằng ngân sách thành phố và kết hợp nguồn đấu giá quyền sử dụng đất hoặc trả một phần quỹ đất đối ứng.

Phương án 2, đầu tư theo hình thức PPP, hợp đồng BT, thanh toán bằng toàn bộ đất đối ứng nhưng nhà đầu tư thực hiện ứng vốn để thực hiện các dự án BT.

Phương án 3, đầu tư hoàn toàn bằng ngân sách đầu tư công của thành phố và hình thức áp dụng theo mô hình đối tác thực hiện dự án PDP. Phương án này học tập theo mô hình của Malaysia, nhà thầu được chủ đầu tư chỉ định thực hiện dự án.

Do 3 dự án đường sắt đô thị đều có quy mô vốn lớn, nên UBND TP Hà Nội kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Hội đồng thẩm định Nhà nước ưu tiên tổ chức thẩm định sớm để có thể báo cáo Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại kỳ họp tháng 6/2018.

UBND TP Hà Nội cam kết chuẩn bị đầy đủ hồ sơ dự án, thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư 3 dự án theo đúng quy định.

Theo Tùng Lâm

Theo Trí thức trẻ/VTC News

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…