GTNfoods tiếp nối lịch sử 60 năm thành lập và phát triển của Nông Trường Sữa – Chè Mộc Châu

Kỷ niệm 60 năm thành lập Nông trường Quốc doanh Mộc Châu, vùng đất cao nguyên lịch sử không chỉ in đậm dấu ấn xây dựng và cống hiến của những người lính năm xưa nay đã bạc trắng mái đầu mà còn đang hừng hực nhiệt huyết chuyển mình trong thời đại mới. GTNfoods đang là Nhà Đầu Tư lớn đóng góp vai trò quan trọng trong việc sản xuất thực phẩm sạch từ chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững khép kín phù hợp với nhu cầu thị trường.

Mộc Châu thời nông trường Quốc doanh

Cũng giống như nhiều vùng đất khác, Mộc Châu từ xưa đến nay đã tận dụng tốt lợi thế khí hậu thiên nhiên của mình. Đến Mộc Châu, ngoài những đồi chè hút tầm mắt, những đồng cỏ xanh mướt cùng đàn bò sữa nhởn nhơ ăn cỏ, thì du khách còn mang về nhà những bức ảnh về vườn mơ, vườn đào đang độ trĩu quả.

Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Nông trường Quốc doanh Mộc Châu khép lại với nụ cười trên môi của những người trẻ đang đầy nhiệt huyết với vùng đất cao nguyên và với cả những người tóc đã bạc trắng mái đầu.

GTNfoods tiếp nối lịch sử 60 năm thành lập và phát triển của Nông Trường Sữa - Chè Mộc Châu - Ảnh 1.

Khu chăn nuôi bò sữa của Mộc Châu Milk

Vào ngày 08/04/1958, hơn 60 năm trước, 1.700 cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 280 Sư đoàn 335, Trung đoàn 83 Quân tình nguyện Việt Nam, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế trên chiến trường Lào, đã làm lễ hạ sao, nhận nhiệm vụ xây dựng Mộc Châu thành vùng giàu về kinh tế, mạnh về chính trị và vững về quốc phòng.

Những người chiến sỹ hầu hết chưa có kinh nghiệm sản xuất ở vùng núi cao nguyên, khí hậu thời tiết khắc nghiệt địa hình phức tạp, phương hướng phát triển kinh tế chưa được xác định rõ ràng, nhân dân địa phương lại ở xa nơi đóng quân bắt tay khai hoang, mở rộng diện tích. Nhà ở, nhà làm việc, căng tin, xưởng sửa chữa ô tô, kho tàng, chuồng gia súc…lần lượt được dựng lên. Hàng ngàn héc ta đất được khai phá…Những cây chè đầu tiên cũng được trồng thực nghiệm. Đến năm 1960, cùng với sự phát triển của các lĩnh vực nông nghiệp khác của vùng, đàn bò sữa cũng đã tăng lên đến 2.000 con.

Năm 1959, bác Hồ cùng đoàn cán bộ Trung Ương Đảng và Chính Phủ đã đến thăm nông trường và dành tình cảm đặc biệt cùng sự quan tâm sâu sắc cho cán bộ, chiến sỹ nơi đây. Lời bác dạy là kim chỉ nam để các thế hệ sau này tiếp bước.

Từ đó tới nay, trải qua bao thăng trầm của bom đạn, của những khó khăn trong thời kỳ đổi mới, Nông trường Quốc doanh Mộc Châu đã từng bước trưởng thành, đứng vững và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước.

Thời của những nhà đầu tư lớn

Điểm đánh dấu bước ngoặt đổi mới tiếp theo của Nông trường Mộc Châu là Xí nghiệp liên hợp Mộc Châu giải thể, chuyển đổi thành lập các nông trường, xí nghiệp chuyên ngành khác nhau, hoạt động theo các đơn vị kinh tế hoạch toán độc lập. Các công ty như Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu, Công ty Chè Mộc Châu, Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Mộc Châu, Công ty cổ phần Chè Cờ Đỏ Mộc Châu, Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Mộc Châu…được hình thành, lớn mạnh dần.

Những năm gần đây, xu hướng cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn Nhà Nước nổi lên. Những nhà đầu tư tài chính tiềm lực lớn liên tục tìm nơi để “rót tiền” đầu tư. Những doanh nghiệp lớn lên từ Nông trường Quốc doanh Mộc Châu cũng không nằm ngoài những cặp mắt tinh tường của các nhà đầu tư lớn.

GTNfoods tìm đến Mộc Châu và nhìn thấy hàng loạt cơ hội phát triển ở vùng đất này. Hàng nghìn tỷ đồng đã được GTNfoods rót vào với mục tiêu tái cơ cấu và phát triển. Giờ đây, GTNfoods trở thành nhà đầu tư lớn của cao nguyên Mộc Châu khi sở hữu cổ phần chi phối của các doanh nghiệp lớn trong vùng như Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk), Công ty Chè Mộc Châu – đơn vị trực thuộc Tổng công ty chè Việt Nam – CTCP (Vinatea).

GTNfoods tự hào tiếp nối lịch sử của Nông trường Mộc Châu, đồng thời thổi vào vùng cao nguyên này nhịp thở của thời đại mới. Khi nền nông nghiệp sản xuất được đầu tư mạnh để hiện đại hóa và sản phẩm Nông Sản sạch của Việt Nam đang dần chiếm được chỗ đứng trên thị trường trong nước và thế giới.

Quá trình hiện đại hóa nông nghiệp tại Mộc Châu đang được GTNfoods chú trọng triển khai trên diện rộng. Khoa học kỹ thuật được áp dụng vào quá trình canh tác, chăn nuôi, thu hoạch chế biến chè và sữa. Những người nông dân chân chất mộc mạc, gắn bó tâm huyết cả cuộc đời với ngành chè và sữa, ngày nay, từng chút một, họ được hướng dẫn sử dụng máy móc, cách áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng hiện đại và chặt chẽ. Nhằm nâng cao năng suất nuôi trồng, đồng thời ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu ngày càng khó tính của người tiêu dùng.

Hiện GTNfoods đã sở hữu 4.700 ha đồi chè xanh mướt hút tầm mắt trải dài khắp cả nước trong đó vùng chè Mộc Châu chiếm tới khoảng 1000 ha, đàn bò sữa hơn 23.000 con cùng hơn 1.000 ha đất nông nghiệp tập trung ở Mộc Châu kết hợp với trên 4.000 ha của các nông hộ liên kết. Quy trình nuôi trồng để cho ra các sản phẩm Trà và Sữa được thay đổi theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa. Các thương hiệu Vinatea và Mộc Châu Milk cũng từ đó mà ngày càng được nâng tầm trên thị trường trong nước và quốc tế.

GTNfoods tiếp nối lịch sử 60 năm thành lập và phát triển của Nông Trường Sữa - Chè Mộc Châu - Ảnh 2.

Các sản phẩm Sữa của GTNfoods

GTNfoods tiếp nối lịch sử 60 năm thành lập và phát triển của Nông Trường Sữa - Chè Mộc Châu - Ảnh 3.

Các sản phẩm trà thương hiệu của GTNfoods

Mộc Châu Milk đã có thêm bước tiến mới khi những chiếc máy hút sữa bò, những quy chuẩn chăn nuôi….dần được áp dụng để kiểm soát chất lượng sữa một cách chặt chẽ. Con số 23.000 con bò sữa hiện tại của Mộc Châu Milk sẽ được nâng lên 100.000 trong năm 2030. Lãnh đạo Mộc Châu Milk đã hun đúc cho mình giấc mơ sẽ có một ngày, người Việt Nam “ăn sữa” thay vì uống sữa như hiện nay.

Các thương hiệu chè Việt của Vinatea đang ngày càng được người tiêu dùng ưu chuộng, khi hàng loạt chủng loại chè đa dạng từ chè Shan Tuyết, Vân Sơn, Tùng Hạc, chè Tuyết, trà Sen, các loại chè OoLong, trà đen Anh Quốc, trà ngủ ngon, cúc mật ong, gừng… của Vinatea thay đổi nhận diện thương hiệu và được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Đối với chè nguyên liệu, Vinatea đã bắt đầu chinh phục được các thị trường lớn như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Đài Loan, Châu Âu… với mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm chè của Việt Nam, đưa giá xuất khẩu trung bình của Vinatea tịnh tiến về giá xuất khẩu chè trung bình của thế giới trong thời gian không xa.

Nguyễn Thanh

Theo Nhịp sống kinh tế

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…