Grandeur Palace – Giảng Võ áp dụng công nghệ phá dỡ bảo vệ môi trường
Tại lễ khai trương công nghệ nghiền, tái tạo chất thải rắn theo tiêu chuẩn EUR6 tổ chức tại Hà Nội, Công ty CP Dịch vụ SX Toàn Cầu đã giới thiệu một công nghệ hoàn toàn mới trong việc xử lý chất thải rắn, đáp ứng được các tiêu chuẩn về đảm bảo môi trường và tái sử dụng các vật liệu sau xử lý tại Dự án Khu nhà ở hỗn hợp Grandeur Place – Giảng Võ.
Công nghệ vượt trội
Theo các chuyên gia, đây là công nghệ xử lý chất thải rắn tiên phong áp dụng Việt Nam và đáp ứng được các tiêu chuẩn về đảm bảo môi trường theo tiêu chuẩn EU6 (Việt Nam đang áp dụng tiêu chuẩn EU 4). Theo đó, quá trình xử lý sẽ trải qua các công đoạn: Nghiền, sàng thô và sàng tinh. Điều đặc biệt là công nghệ hiện đại này cho phép nghiền được các khối bê tông có kích cỡ tới 60x80cm và tự động phân loại sắt, thép ra khỏi bê tông.
Ngoài ra, máy có thể sàng lọc các loại vật liệu từ cát mịn đến hạt cỡ 3x4cm. Hạt thành phẩm sau đó sẽ được sử dụng ngay sau khi phân loại để trở thành vật liệu cấp phối xây dựng, cốt liệu tái chế hoặc vật liệu san lấp mặt bằng. Đây là nguồn vật liệu thay thế hữu ích cho nguồn nguyên liệu tự nhiên đang được sử dụng trong các công trình xây dựng.
Điểm nổi trội của hệ thống thiết bị này là công suất lớn, từ 120 tới 250 tấn/giờ nhưng lại không chiếm quá nhiều diện tích, có thể hoạt động ở các khu vực đông dân và phù hợp với nhiều loại công trình cần phá dỡ.
Lời giải cho bài toán ô nhiễm
Theo thống kê sơ bộ của UBND TP Hà Nội, lượng rác thải rắn xây dựng mỗi ngày lên tới khoảng 2.000 tấn, chưa kể phát sinh từ những dự án giao thông xây dựng trong dân sinh. Trong khi đó, thành phố hiện chỉ có 4 bãi đổ chất thải rắn xây dựng là Nguyên Khê, Vân Nội – huyện Đông Anh, Vĩnh Quỳnh huyện Thanh Trì và Dương Liễu – huyện Hoài Đức, không đủ để tiếp nhận khối lượng chất thải rắn xây dựng ngày càng tăng.
Nhiều chủ đầu tư công trình xây dựng cũng tìm mọi cách để giảm chi phí xử lý chất thải bằng cách đổ trộm trên đường, gây ra nhiều hệ lụy như ô nhiễm, bụi bẩn, tai nạn giao thông… ảnh hưởng tới cảnh quan thành phố, gây bức xúc trong dư luận.
Trước thực trạng ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải rắn xây dựng gây ra như hiện nay, việc xử lý chất thải rắn với mục tiêu góp phần giải quyết vấn đề môi trường của thành phố, giảm thiểu chôn lấp, đồng thời tái chế thành các vật liệu xây dựng, hạn chế việc khai thác vật liệu từ các nguồn tài nguyên tự nhiên… luôn được các cấp ban ngành thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Vì vậy, thành phố luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp áp dụng các giải pháp mới nhằm giải quyết thực trạng trên.
Ý thức được điều đó, Công ty CP Dịch vụ SX Toàn Cầu đã phối hợp với Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest áp dụng công nghệ nghiền, tái chế chất thải rắn xây dựng trong việc phá dỡ 4 tòa nhà từ 3 – 7 tầng để thực hiện Dự án Khu nhà ở hỗn hợp Grandeur Place – Giảng Võ do Văn Phú – Invest làm chủ đầu tư.
Ông Đoàn Châu Phong – Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest cho biết: “Cùng với mục tiêu phát triển bền vững, Văn Phú – Invest hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong quá trình thiết kế, xây dựng và khai thác các dự án BĐS. Vì vậy, ngay từ khâu phá dỡ, chúng tôi luôn chú trọng việc áp dụng các ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để thực hiện. Ngày hôm nay, Văn Phú – Invest rất vinh dự khi dự án Grandeur Palace – Giảng Võ được thành phố tin tưởng và lựa chọn là dự án triển khai công nghệ xử lý chất thải rắn lần tiên phong xuất hiện tại Việt Nam”.
Theo các chuyên gia, nếu công nghệ này được áp dụng phổ biến sẽ tạo ra bước đột phá trong việc xử lý chất thải rắn từ các công trình xây dựng bị phá bỏ, tái chế thành nguồn vật liệu mới, tiết kiếm tài nguyên và góp phần quan trọng vào việc giữ gìn cảnh quan, môi trường đô thị chung của Thủ đô.
Đại diện Văn Phú – Invest cho biết việc phá dỡ sẽ được đẩy nhanh tốc độ. Sau khi quá trình này hoàn thành, Văn Phú – Invest sẽ thực hiện các hạng mục xây dựng tiếp theo nhằm đảm bảo tiến độ dự án Grandeur Palace – Giảng Võ theo đúng kế hoạch đã đề ra. Dự kiến, những căn hộ đầu tiên của khu thấp tầng sẽ được bàn giao vào cuối năm 2018.
Theo Nhịp sống kinh tế
[elementor-template id=”16904″]