Đường sắt Cát Linh – Hà Đông lùi tiến độ đến quý 4: Bộ trưởng nói gì?

Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) tiến độ dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn hoàn thành đúng kế hoạch đề ra, tức là sẽ vận hành, khai thác thương mại vào cuối năm 2018.

Ngày 30.3, một số thông tin cho rằng, tiến độ dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) lại một lần nữa vỡ kế hoạch, khi thời hạn dự kiến quý 1.2018 được lùi đến quý 4 và kết thúc xây dựng vào năm 2021.

Theo thông tin này, báo cáo điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông vừa được Bộ GTVT gửi đến Thủ tướng với đề nghị tiếp tục xem xét điều chỉnh giai đoạn kết thúc dự án, sẽ khai thác sử dụng vào năm 2021.

Đặc biệt, Bộ GTVT cũng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành xem xét, có ý kiến với nhà tài trợ để hỗ trợ bộ này đôn đốc tổng thầu đẩy nhanh tiến độ dự án.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông lùi tiến độ đến quý 4: Bộ trưởng nói gì? - Ảnh 1.

Tàu sắt Cát Linh – Hà Đông. Ảnh: Cường Ngô

Trước thông tin này, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định, tiến độ dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông vẫn hoàn thành đúng kế hoạch đề ra, tức là sẽ vận hành, khai thác thương mại vào cuối năm 2018.

“Đường sắt Cát Linh- Hà Đông sẽ vận hành, khai thác thương mại vào tháng 12.2018. Tiến độ này chắc chắn sẽ đạt được và không thay đổi”, ông Thể nói.

Ông Vũ Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông – cho biết thêm, thông tin lùi tiến độ khai thác dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông đến năm 2021 là không chính xác.

“Hiện nay, dự án đã hoàn thiện được hơn 95% khối lượng công việc; 80% thiết bị đã được nhập về để lắp đặt, hoàn thiện các nhà ga. Công tác đào tạo nhân sự cũng đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo vận hành tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông ngay khi tuyến đường sắt này đi vào hoạt động”, ông Phương thông tin.

Theo vị này, trước đó, dự án bị chậm trong một thời gian do chậm được cấp nguồn vốn bổ sung 250,6 triệu USD. Tuy nhiên, đến tháng 12.2017, các thủ tục đã được tháo gỡ xong, vốn đã được giải ngân cho các nhà thầu tiếp tục triển khai và thực hiện đúng tiến độ đề ra.

Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông do Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc làm tổng thầu EPC, sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc.

Dự án đã nhiều lần điều chỉnh tiến độ do thiếu mặt bằng, vướng thủ tục vay và giải ngân vốn, tổng thầu EPC nợ tiền thầu phụ…

Tổng mức đầu tư dự án đã được điều chỉnh từ 552,86 triệu USD lên 868,04 triệu USD, tăng 315,18 triệu USD so với phê duyệt ban đầu.

Theo Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông – Vận tải), đến nay dự án đã hoàn thành khoảng 95% khối lượng xây lắp (chưa bao gồm phần thiết bị).

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông được khởi công ngày 10.10.011, có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD bao gồm vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Đến đầu năm 2014, dự án được điều chỉnh lên 868,04 triệu USD, tăng 315,18 triệu USD so với tổng mức đầu tư ban đầu. Sau đó vay bổ sung 250,62 triệu USD từ phía Trung Quốc nhằm để bố trí cho phần lớn tổng mức đầu tư tăng thêm của dự án, phần còn lại sẽ bố trí từ vốn đối ứng của Việt Nam

Tháng 6.2016, do dự án tiếp tục chậm trễ, Bộ GTVT đưa ra mục tiêu cuối cùng đến 31.12.2016 hoàn thành phần xây lắp dự án.

Tuy nhiên, mục tiêu đó không thành, đầu tháng 2.2017, Bộ GTVT chốt tiến độ vận hành thử dự án từ tháng 10.2017 để cuối quý 1, đầu quý 2.2018 đưa vào khai thác chính thức.

Theo Cường Ngô

Lao động

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…