Doanh nghiệp Nga “lên lịch” cho những chuyến hàng đầu tiên đến Việt Nam
Trong 2 năm qua, trao đổi thương mại giữa Nga và Việt Nam được đánh giá tích cực và đạt nhiều kết quả khả quan, năm 2017 nhập khẩu từ Nga đạt 1,385 tỷ USD, Việt Nam xuất khẩu trị giá 2,167 tỷ USD sang Nga.
Diễn đàn doanh nghiệp Việt – Nga tổ chức mới đâytại TP.HCM, ông Robert Kurilo – trưởng Văn phòng đại diện Trung tâm Xuất khẩu Nga – cho biết nhiều sản phẩm công nghiệp, thực phẩm từ Nga đang đổ bộ vào thị trường Việt Nam.
Hình ảnh từ bộ phim “Tình khúc Bạch Dương” đang đạt thu hút khán giả trên Đài truyền hình Việt Nam.
Văn hoá nói chung và điện ảnh nói riêngmở đường cho kinh doanh, đó là cách mà chúng ta đã thấy người Hàn, người Nhật quảng bá sản phẩm tiêu dùng tốt như thế nào ở Việt Nam, thế còn người Nga? họ khá âm thầm nhưng cũng sẽ sắp xếp cho những chiến lược tiếp cận thị trường “chậm mà chắc”. Để có những “mùa Bạch Dương” đầu tiên trên đất Việt, những doanh nhân Nga vượt hơn một chặng đường dài đến 7000 km. Lần này thì người Nga hào hứng mang theo những kiện hàng để sẵn sàng lên kệ chứ không phải để đi chào hàng nữa.
Theo kết quả nghiên cứu của Công ty khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International (BMI), doanh thu ngành bánh kẹo Việt năm 2013 đạt 26.000 tỉ đồng, năm 2014 hơn 27.000 tỉ đồng và dự báo đến năm 2018 doanh thu thị trường bánh kẹo đạt khoảng 40.000 tỉ đồng.
Doanh nghiệp nước ngoài luôn nhạy bén với đà trưởng tăng hấp dẫn này, thị trường Việt Nam liên tục đón nhận hàng loạt các thương hiệu, sản phẩm bánh kẹo nổi tiếng đến từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia… và cả các thương hiệu đến từ châu Âu.
Các doanh nghiệp Nga hẳn sẽ không thể bỏ qua thị trường với sức tiêu thụ màu mỡ như Việt Nam, từ việc đầu tư thiết kế bao bì tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc, đến việc tạo lợi thế cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm.
Thế nhưng vẫn còn nhiều quan điểm từ các nhà nhập khẩu, bán lẻ tại Việt Nam như trở ngại về thời hạn sử dụng, vận chuyển và phương thức để thanh toán.
Khác biệt về văn hoá kinh doanh, ngôn ngữ là rào cản chính mà hàng hoá từ Nga vào Việt Nam trước đây vẫn chưa tạo được tính đột phá, chủ yếu thông qua các đại lý quy mô nhỏ, số lượng không ổn định và giá thành được đẩy lên cao hơn nhiều so với bán tại bản địa.
Khảo sát một số Doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm từ Nga và Đông Âu, các dòng sản phẩm Nga phổ biến hiện nay như: nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tỷ lệ nhập khẩu là 40%, rượu chiếm 30%, dầu ăn: 15%, ngoài ra kẹo bánh, sữa bột, ngũ cốc, bã lúa mì, lúa mạch, bã hạt hướng dương đóng ép viên, mỹ phẩm, phân bón hữu cơ,..
Về giá cả, các sản phẩm từ Nga phù hợp khách hàng từ bình dân đến trung cấp, thị trường, như giá dầu ăn nhập khẩu từ Nga đang dao động từ 30.000 đến 40.000 VND
Thời gian vận chuyển trung bình bằng đường biển là 40 ngày
Đại diện Tổng Công ty thương mại Sài Gòn (SATRA) chia sẻ:“Các mặt hàng sản phẩm thực phẩm của Nga thực sự rất ấn tượng, ngoài bao bì bắt mắt, sản phẩm có chất lượng tốt, một điểm cộng nữa là hầu hết các sản phẩm không sử dụng chất bảo quản, tuy sẽ làm giảm thời hạn sử dụng, dao động từ 6-9 tháng, nhưng bù lại người tiêu dùng có thể hoàn toàn an tâm cho sức khỏe bản thân mình”.
Sắp tới, được biết SATRA cũng sẽ có kế hoạch để đẩy mạnh nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm như bánh kẹo như “kẹo dành cho người tiểu đường, người ăn kiêng”, bên cạnh các mặt hàng rượu, nước ép trái cây thương hiệu Nga đã xuất hiện tại chuỗi siêu thị.
Ông Robert Kurilo, Trưởng văn phòng đại diện, Trung tâm Xuất khẩu Nga tại Việt Nam cho biết: “Trong những năm trước đây, thương hiệu thực phẩm của Nga chưa phổ biến tại Việt Nam, trong đợt lên kệ các sản phẩm Nga tới đây, chúng tôi sẽ tập trung vào thị trường bình dân và trung cấp. Ngoài các sản phẩm đã xây dựng được lòng tin ở người tiêu dùng Việt Nam những năm trước đây như Rượu, Dầu ăn, Bột sữa, Lúa mì, … chúng tôi cũng sẽ tạo điều kiện để người dân Việt Nam được tìm hiểu nhiều hơn về các sản phẩm bánh kẹo, socola, đồ hộp, các thực phẩm chế biến nổi tiếng khác đến từ Nga.”
Bà Klimova Elena, Tổng Giám đốc Công ty Znamensky bày tỏ nhiều hy vọng: “Thực phẩm Nga có truyền thống sản xuất lâu đời, nhưng đồng thời cũng là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao với quy trình khép kín, chất lượng đã được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận. Ngoài ra, sự chủ động cả nguồn nguyên liệu lẫn quá trình sản xuất giúp thực phẩm Nga có lợi thế cạnh tranh về giá cả so với các sản phẩm cùng chủng loại của các quốc gia khác.”
Theo Ông Robert Kurilo, dự kiến các thương hiệu thực phẩm nổi tiếng của Nga như Magnit, Bimuka, Paritet, Kuban wine, Fanagoria Wine, Igristye wine, Makfa, Aston… sẽ lên kệ các siêu thị Việt Nam vào đầu mùa thu này.
Theo : NGUYỄN VIỆT HÙNG
Cherry Media – https://bizc.vn