Điều hành lãi suất: Không chỉ căn cứ vào lạm phát trong nước

Đó là chia sẻ của PGS.TS Trần Hoàng Ngân – thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng xung quanh bức tranh kinh tế quý I/2018.

Ông có bất ngờ với con số tăng trưởng kinh tế 7,38% trong quý I, vừa được Tổng Cục thống kê công bố?Tăng trưởng 7,38% là mức tăng cao nhất kể từ khi xảy ra khủng hoảng kinh tế năm 2008. Con số GDP quý I là thành quả chúng ta thực hiện Chính phủ minh bạch, kiến tạo và đẩy mạnh cải cách hành chính. Đây cũng là thành quả khi Chính phủ tập trung chỉ đạo, các Bộ, ngành phải bắt tay ngay vào sản xuất từ những ngày đầu, tháng đầu năm. Cụ thể, các giải pháp điều hành tại Nghị quyết 01 của Chính phủ ban hành ngày 1/1/2018 đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quý I như vậy.

Kết quả tăng trưởng kinh tế quý I cũng cho thấy, con đường chúng ta đã và đang chọn trong đó có quá trình tái cơ cấu nền kinh tế để đạt được những kết tích cực; vấn đề giải ngân trong vốn đầu tư đã phát huy kết quả; các giải pháp về tái cơ cấu hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu hệ thống cũng mang lại hiệu quả…

Về điều hành vĩ mô, ông có nhìn nhận gì về chỉ số lạm phát quý đầu năm?

Đầu năm nay đã có những lo ngại về lạm phát nhưng qua 3 tháng chỉ số CPI bình quân chỉ khoảng 2,8%, vẫn trong tầm kiểm soát. Bởi theo quy luật, lạm phát cao thường rơi vào quý I hoặc quý IV nhưng năm nay nhiều khả năng sẽ khác. Kiểm soát lạm phát giúp điều hành CSTT linh hoạt hơn, theo chiều hướng hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Trong quý I tăng trưởng tín dụng thấp hơn cùng kỳ năm trước, nhưng GDP vẫn khá cao cho thấy hiệu quả trong sử dụng vốn đã tốt hơn. Lãi suất, tỷ giá ổn định góp thêm niềm tin vào tiền đồng, vào hệ thống.

Vậy theo ông cần lưu ý gì về điều hành CSTT từ nay tới cuối năm không?

Theo tôi, CSTT cần tiếp tục điều hành hết sức linh hoạt, thận trọng, phải theo dõi sát tình hình chung của thế giới, nhất là diễn biến giá dầu. Nhưng với mức lạm phát trong quý I, khi Chính phủ điều chỉnh giá các mặt hàng cần lưu ý đến tác động của đến lạm phát chung, sao cho sự điều chỉnh phải linh hoạt và có những bước đi thận trọng.

Ông có bình luận gì khi có ý kiến cho rằng, khó giảm lãi suất cho vay và nên giữ lãi suất ở mức hợp lý để người dân gửi tiền?

Vấn đề đặt ra hiện nay là với độ mở của nền kinh tế Việt Nam khá lớn nên việc điều chỉnh giảm lãi suất cũng phải xem xét tác động tương thích đa chiều nhất là động thái lãi suất đồng đôla Mỹ theo xu hướng tăng. Nói như vậy để thấy, chúng ta không thể chỉ căn cứ vào lạm phát trong nước mà điều hành được lãi suất. Theo tôi giữ mặt bằng lãi suất hiện nay đã là thành công. Còn nếu kéo giảm thêm được chút nào thì cũng là sự cố gắng của NHNN.

Trở lại nội dung tăng trưởng, ông có đề xuất gì để hoàn thành mục tiêu GDP 6,7% trong năm nay?

GDP quý I ở mức 7,38% không có nghĩa quý sau cao hơn quý I nhưng vấn đề là nó phá bỏ thành kiến quý I thường là tăng trưởng thấp. Nhưng lưu ý quý này cao, nhưng chưa chắc quý sau đã cao hơn mà còn tùy vào nhiều yếu tố. Có thể do quý I năm ngoái thấp thì năm nay quý I tạo bước đột phá cao hơn theo đà tăng của quý III và quý IV năm 2017.

Nhưng việc đạt mục tiêu đề ra GDP ở mức 6,7% trong năm nay là trong tầm tay. Vấn đề là tăng trưởng cao nhưng phải đảm bảo chất lượng tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng thể hiện qua chi phí đầu tư Icor; năng suất tổng hợp TFP, tính bền vững (thể hiện qua môi trường) nên phải lựa chọn nhà đầu tư thân thiện môi trường…

Xin cảm ơn ông!

Theo Quang Cảnh

Theo Thời báo ngân hàng

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…