Đại sứ Thủy Điển chia sẻ nghệ thuật cân bằng làm nên một cuộc sống hạnh phúc
Đại sứ Thủy Điển chia sẻ nghệ thuật cân bằng làm nên một cuộc sống hạnh phúc của người dân Bắc Âu tại đường sách
Vừa qua, ngài Pereric Högberg – Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam… đã có buổi chia sẻ thú vị về nghệ thuật sống cân bằng tại đường sách TP.HCM.Đây là buổi nói chuyện nhân dịp ra mắt tác phẩm nổi tiếng Lagom, của tác giả Linnea Dunne với bạn đọc Việt nam.Trong khái niệm Lagom ở sự làm việc vừa đủ, người dân Bắc Âu có Fika – một điển hình của Lagom. Tức người Thụy Điển không làm việc nhiều hơn mức cần thiết, họ nghỉ giải lao và uống cà phê, trò chuyện với bạn bè, đồng nghiệp. Họ nhận ra sự cân bằng đó không quá ít, chẳng quá nhiều – là một yếu tố quan trọng đối với sự hiệu quả, tính sáng tạo và hạnh phúc.
Là một nhà văn, biên tập viên, một bà mẹ và nhà hoạt động nữ quyền tại Thụy Điểnnhưng Linnea Dunne lại được biết đến nhiều với vai trò là một Blogger về phong cách sống. Thế nên, khi Lagom, cuốn sách hàm chứa tất cả những thông tin về Lagom, nghệ thuật sống cân bằng làm nên một đời sống viên mãn, hạnh phúc cho người dân Thụy Điển của Linnea Dunne trình làng, nó lập tức được sự đón nhận nồng nhiệt từ độc giả.
Theo ngài Pereric Högberg, Lagom là một “đặc sản” của riêng người Thụy Điển. Lagom thường xuất hiện trong các cuộc trò chuyện của con người nơi đây và không có từ đồng nghĩa trong tiếng Anh, nhưng có thể được hiểu là “vừa đủ”. Không quá ít, cũng chẳng quá nhiều, chỉ “vừa đủ”.“Lagom và sự bền vững đồng hành với nhau. Bạn có thể tìm thấy tinh thần Lagom bằng cách theo dõi các khoản chi tiêu của mình, tái chế các món đồ nội thất, có ý thức giảm những ảnh hưởng mà bạn gây ra với môi trường bằng cách tái sử dụng, tái chế vật dụng thay vì chuộng lối sống phung phí. Và thay vì vắt kiệt sức với 60 giờ làm việc mỗi tuần rồi ngã bệnh, Lagom khuyến khích lối sống cân bằng”, ngài đại sứ chia sẻ.
Nhà báo Đông Quân, Tổng Giám đốc Apex Media thì nhận định: “Khi muốn tiếp nhận một điều gì, chúng ta cũng phải xem xét xem nó có phù hợp với bản thân mình hay không, phù hợp thực tế hay không và nên tiếp thu những gì. Người Việt cũng có cách Fika của mình, tức đang làm việc có thể bỏ ngang kéo nhau đi uống cà phê, đi nhậu. Chúng ta lựa chọn bao nhiêu là đủ tùy vào quy mô, lối sống của từng cá nhân hay tập thể”.
Đối với lĩnh vực kinh doanh, áp dụng trong các tổ chức, doanh nghiệp, Lagom cũng khuyến khích tính tiết kiệm và sự cân bằng lành mạnh. Chính sự tự kìm chế này đã giúp Thụy Điển trở thành một xã hội dân chủ, cởi mở và công bằng, nơi mà các tổ chức công đoàn hoạt động hài hòa với các nhà tư bản công nghiệp, nơi người ta làm việc nghiêm túc, chăm chỉ nhưng không thái quá. Hệ thống phúc lợi xã hội hiện đại nổi tiếng trên toàn thế giới của Thụy Điển được xây dựng trên nền tảng chia sẻ nguồn lực sao cho mọi người đều có một lượng “vừa đủ”.
Nhờ triết lý sống này mà người dân Thụy Điển luôn biết vừa lòng với những gì mình đang có và gần như không bao giờ so sánh với cuộc sống của người khác. Khoảng thời gian sống tại quốc gia này, hòa cùng đời sống của người dân bản địa, Bùi Việt Hàluôn cảm thấy được sự nhẹ nhàng trong chính mình. Bởi, không ai đòi hỏi sự hoàn hảo. Thay vào đó, họ hướng đến sự hài lòng với thực tế, chấp nhận những khiếm khuyết nhưng vẫn không bao giờ ngừng cố gắng. Đó chính là nguyên nhân nền tảng để có thể cảm nhận được hạnh phúc trong từng ngày tồn tại.
Chủ nghĩa Lagom vốn âm thầm tồn tại bao đời và được thực hành từ hơn 1.000 năm trướctại Thụy Điển. Những biến chuyển của cuộc sống đang tạo ramột thế giới xô bồ và náo nhiệt trên toàn thế giới, với những mảng đối lập đến khó hiểu cùng với sự thừa thãi và thiếu thốn như hiện nay. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh đó, khái niệm này được cả thế giới hướng tới trong những năm gần đây cũng là điều dễ hiểu.
Theo : NGUYỄN VIỆT HÙNG
Cherry Media – https://bizc.vn