Cuộc bầu cử Mỹ thực sự ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán Brexit?
Một số ý kiến ở EU cho rằng Vương quốc Anh đã “sa sút không phanh” trong các cuộc đàm phán hậu Brexit trong tuần 03/11- thời gian diễn ra cuộc bầu cử ở Mỹ khi mà chính phủ Anh “đặt cược” vào việc ai sẽ là người cuối cùng ở Nhà Trắng.
Rõ ràng, tình huống không có thỏa thuận với EU sẽ dễ dàng hơn một chút cho chính phủ Anh trong ngắn hạn với Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng. Trong khi một thỏa thuận thương mại với Mỹ đang tiến gần trong đàm phán đối với Anh, Tổng thống Trump có thể được dựa vào đó để đưa ra một số động thái rất tích cực. Trong khi đó, ông Joe Biden không có liên hệ nào với Thủ tướng Anh. Trong khi mối quan hệ với Vương quốc Anh được cho là sẽ nằm khá xa trong danh sách các ưu tiên của ông Biden nếu thắng cử tổng thống.
Với nguồn gốc của mình ở Ireland, ông Biden cũng có thể sẽ ủng hộ các nhà lập pháp Mỹ, những người đã khẳng định giao thức Ireland có trong thỏa thuận Brexit năm ngoái phải được tôn trọng đầy đủ. Điều này là do tầm quan trọng của nó trong việc duy trì một biên giới mở trên đảo Ireland và mở rộng ra, trong việc bảo vệ tiến trình hòa bình Bắc Ireland. Vào tháng 9, ngay sau khi chính phủ Vương quốc Anh đưa ra Dự luật Thị trường Nội bộ, trong đó có các điều khoản thay thế các phần của giao thức Ireland, Người phát ngôn có ảnh hưởng tại Hạ viện Mỹ, Nancy Pelosi, nói rằng Vương quốc Anh khó tiến tới thỏa thuận thương mại với Mỹ nếu làm bất cứ điều gì để phá hoại tiến trình hòa bình ở Bắc Ireland.
Chính phủ Anh đã bảo vệ các điều khoản trong Dự luật, gọi đó là một mạng lưới an toàn, nhưng lập trường của một bộ phận đáng kể các nhà lập pháp Mỹ khó có thể thay đổi với các cuộc bầu cử này. Mặc dù vậy, Anh khẳng định sự chậm lại trong các cuộc đàm phán với EU trong tuần này hoàn toàn không phụ thuộc vào cuộc bầu cử đang diễn ra ở Mỹ. Ngoài bất cứ điều gì khác, Vương quốc Anh không có dấu hiệu muốn theo đuổi chiến lược không thỏa thuận. Tất nhiên mọi thứ đều có thể xảy ra nhưng, nếu đó là kế hoạch, tại sao lại quay trở lại cuộc đàm phán sau khi Thủ tướng Anh đã công khai chấp nhận khả năng không thỏa thuận.
Không thể phủ nhận rằng tốc độ đàm phán hậu Brexit giữa Anh và EU đã chững lại. Hoặc khoảng cách lớn vẫn còn trên ba điểm nổi bật với các lập trường khác biệt: quyền đánh bắt cá, các quy định cạnh tranh và cách thức điều chỉnh một thỏa thuận thương mại. Các nguồn tin của Brussels “đổ lỗi” cho Vương quốc Anh rằng chính phủ Anh có đang phòng ngừa rủi ro đặt cược vào thời điểm tốt nhất hoặc ít khủng khiếp nhất để đưa ra những nhượng bộ cần thiết để đồng ý thỏa thuận này hay không. Các nhà ngoại giao EU có thể thấy những khó khăn mà Thủ tướng Boris Johnson đang phải đối mặt với áp lực trong nước về việc xử lý cuộc khủng hoảng Covid-19. Câu hỏi đặt ra ở Brussels là: Liệu thủ tướng Anh có đang chờ ký một thỏa thuận với EU vì lý do chính trị trong nước?
Các thông tin từ phía Anh khẳng định Vương quốc Anh tiếp tục đóng vai trò xây dựng trong các cuộc đàm phán và sự “lên xuống” trong đàm phán là việc tự nhiên. Vấn đề là, EU chỉ mô tả các cuộc đàm phán là mang tính xây dựng khi Anh đồng ý, mà rõ ràng là không phải lúc nào Anh cũng sẽ làm điều đó. Quan điểm của Vương quốc Anh là rõ ràng. Điều quan trọng cần lưu ý là các cuộc đàm phán thương mại đã không bị phá vỡ hoàn toàn trong tuần diễn ra bầu cử ở Mỹ. Các cuộc đàm phán kỹ thuật tiếp tục diễn ra vào ngày 05-06/11 nhưng cần có ý chí chính trị cấp cao hơn để cả hai bên có thể hoàn thành một thỏa thuận. Hai nhà đàm phán chính, David Frost và Michel Barnier, dự kiến sẽ điện đàm và các cuộc đàm phán “cấp tốc”, bao gồm việc tiếp tục soạn thảo các văn bản pháp lý chung về các vấn đề đã được thống nhất, sau đó sẽ được tiếp tục tại London vào ngày 09/11. Cũng có cuộc thảo luận về cuộc gặp có thể xảy ra giữa Thủ tướng Anh Boris Johnson và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. EU cho biết các cuộc đàm phán phải kết thúc vào ngày 15/11 – một thời hạn mới sắp trôi qua.
Theo Công Thương