Cú bắt tay lịch sử giữa BRG với Sumitomo (Nhật Bản) và tham vọng xây thành phố thông minh tỷ đô hiện đại nhất Đông Nam Á

Dự kiến ngay trong tháng 8 tới đây, siêu dự án thành phố thông minh có giá trị đầu tư được cho là lên tới 4,2 tỷ USD sẽ được BRG cùng đối tác khởi công xây dựng. Điều này đánh dấu kết quả nỗ lực rất lớn từ phía BRG trong công tác chuẩn bị đầu tư suốt nhiều năm qua.

Biến tham vọng thành hiện thực

Hiện nay, Chính phủ luôn sẵn sàng và có chủ trương giao những dự án phát triển hạ tầng có quy mô lớn lên đến hàng tỷ đô la cho các tập đoàn kinh tế tư nhân trong nước có đủ năng lực, tiềm lực tài chính đứng ra đàm phán với các “ông lớn” nước ngoài để hợp tác, huy động nguồn vốn, công nghệ để đầu tư cho dự án. Nhà nước sẽ tạo cơ chế chính sách thuận lợi để các doanh nghiệp triển khai tốt các dự án.

Trong số đó, dự án Siêu đô thị thông minh có tổng vốn đầu tư ước tính lên tới 4,2 tỷ USD chạy dọc tuyến đường Võ Nguyên Giáp (Nhật Tân – Nội Bài) được xem là một trong những dự án trọng điểm, là bộ mặt của Thủ đô trong tương lai không xa khi kết nối giao thương với quốc tế.

Vì thế, ngay từ năm 2011 Hà Nội đã tín nhiệm giao cho tập đoàn BRG làm chủ đầu tư, tự ứng vốn và mời tư vấn nước ngoài phối hợp với Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội lập Quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường quan trọng này.

Cú bắt tay lịch sử giữa BRG với Sumitomo (Nhật Bản) và tham vọng xây thành phố thông minh tỷ đô hiện đại nhất Đông Nam Á - Ảnh 1.

BRG được giao lập quy hoạch trục Nhật Tân – Nội Bài.

Ngay từ thời điểm đó, bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch tập đoàn BRG đã xác định đây là một nhiệm vụ xã hội cực kỳ quan trọng. Và cam kết sẽ bỏ kinh phí, dốc nguồn lực với mục tiêu sớm có thể triển khai xây dựng dự án, và tin rằng khi dự án này được đi vào hiện thực sẽ trở thành động lực phát triển kinh tế mạnh mẽ, tạo nhiều công ăn việc làm và nâng cao đồi sống, kinh tế cho người dân.

Theo quy hoạch BRG lập, siêu dự án đô thị thông minh này sẽ được triển khai theo 3 giai đoạn trải dọc hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài (từ sân bay Nội Bài đến đê tả Hồng giao với cầu Nhật Tân) với tổng chiều dài khoảng 11,1km, chiếm toàn bộ diện tích 2080ha đất hai bên trục đường này.

Đồ án quy hoạch này được đánh giá có tầm cỡ và quy mô nhất Đông Nam Á, tạo nên điểm nhấn cho kiến trúc Thủ đô và động lực phát triển kinh tế ở phía Bắc. Đồng thời đã được báo cáo lên TP Hà Nội, thường trực Chính phủ và được các cơ quan nhà nước ủng hộ.

Từ đó, tập đoàn BRG đã có rất nhiều cuộc làm việc với thành phố Hà Nội để có thể triển khai xây dựng một dự án tầm cỡ quốc tế, tạo nên dấu ấn cho thành phố. Sau những nỗ lực không biết mệt mỏi, cuối năm 2016 tập đoàn BRG đã tìm được một đối tác uy tín, có tiềm lực và kinh nghiệm là Sumitomo của Nhật Bản, hai bên ký kết hợp tác kinh doanh, đặt nền tảng cho sự hợp tác phát triển lâu dài và vững chắc.

Khi đó ông Masao Sekiuchi – CEO của Sumitomo đánh giá rất cao BRG, và tin rằng tập đoàn này có đủ năng lực và uy tín để họ hợp tác cùng phát triển dự án tầm cỡ này.

Đặc biệt, dự án siêu đô thị thông minh Nhật Tân – Nội Bài không chỉ là việc hợp tác kinh doanh giữa 2 tập đoàn, mà còn thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam – Nhật Bản, vì thế, Chính phủ đã rất quan tâm đến dự án.

Ngay trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản hồi giữa năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc trực tiếp với lãnh đạo Thành phố Hà Nội và lãnh đạo của 2 Tập đoàn để lắng nghe báo cáo về việc hợp tác phát triển dự án.

Dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, thỏa thuận hợp tác phát triển dự án đô thị Nhật Tân – Nội Bài  đã được ký kết giữa UBND Thành phố Hà Nội với Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo.

Bà Nguyễn Thị Nga chia sẻ “Tập đoàn BRG đã dành rất nhiều thời gian, công sức và tâm huyết cho dự án quy hoạch đô thị Nhật Tân – Nội Bài, bởi chúng tôi xác định đây là một dự án mang ý nghĩa quan trọng đối với thủ đô Hà Nội và đất nước. Việc xây dựng thành phố thông minh hiện đại tại một khu vực có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ cho thấy tầm nhìn chiến lược của BRG trong sự phát triển mạnh mẽ của Thủ đô, mà còn thể hiện rõ nét nhất tư duy “dám nghĩ, dám làm”, tự bỏ chi phí để hoàn thiện quy hoạch 1/500 của toàn bộ 2080ha với mục tiêu cao nhất là mang lại một dấu ấn mới cho Thủ đô”.

Cú bắt tay lịch sử giữa BRG với Sumitomo (Nhật Bản) và tham vọng xây thành phố thông minh tỷ đô hiện đại nhất Đông Nam Á - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch BRG báo cáo Thủ tướng về dự án siêu đô thị thành phố thông minh.

Sẽ có siêu đô thị thông minh hiện đại nhất Đông Nam Á ngay cửa ngõ Thủ đô

Sau những khâu chuẩn bị kỹ lưỡng, tìm kiếm đối tác chiến lược đến nay siêu dự án đô thị thông minh phía Bắc Hà Nội đã bắt đầu bước vào giai đoạn triển khai xây dựng. Hình hài về một siêu đô thị thông minh hiện đại nhất Đông Nam Á cũng dần lộ diện, với những hình ảnh phác họa và tổng mức đầu tư, kế hoạch xây dựng được đưa ra.

Theo nguồn tin từ BRG, dự án có tổng mức đầu tư gần 4,2 tỷ USD, được xây dựng đồng bộ trên diện tích khoảng 272 hecta. Giai đoạn 1, liên danh Sumimoto-BRG sẽ đầu tư hơn 1 tỷ USD trên diện tích 73,11 hecta. Trong giai đoạn này hạ tầng sẽ được đầu tư đồng bộ, kết nối cho cả dự án. Khu lõi chính của thành phố sẽ kết nối với tuyến đô thị đường sắt số 2, có điểm đầu tư đường Trần Hưng Đạo.

Dự án siêu đô thị thông minh này không chỉ được dư luận, giới địa ốc trong nước quan tâm mà ngay cả tờ báo nổi tiếng của Nhật là Nikkei mới đây cũng đã thông tin.

Theo tờ Nikkei tiết lộ thì khu vực phía Bắc Hà Nội không chỉ dừng lại ở kế hoạch mà BRG-Sumitomo đang triển khai, mà dọc tuyến đường này sẽ hình thành siêu đô thị Smart Town có giá trị đầu tư được cho là lên tới 37,3 tỷ USD với sự quan tâm của 20 công ty từ nước này triển khai từ nay đến 2023, với hệ thống giao thông tự động và các công nghệ tiết kiệm năng lượng. Trong đó phải kể tới như Sumitomo, Mitsubishi, công ty tàu điện ngầm Tokyo Metro,…

Cú bắt tay lịch sử giữa BRG với Sumitomo (Nhật Bản) và tham vọng xây thành phố thông minh tỷ đô hiện đại nhất Đông Nam Á - Ảnh 3.

Đây sẽ là dự án hiện đại nhất Đông Nam Á, đánh chú ý là tòa tháp tài chính 108 tầng.

Nguồn vốn lớn này có thể đến từ chính các công ty, vốn ODA của Nhật và sự hỗ trợ từ Chính phủ Nhật. Tờ báo này còn nhấn mạnh đây là một phần của nỗ lực triển khai chính sách của Chính phủ Nhật Bản và Thủ tướng Shinzo Abe về việc thúc đẩy “đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cao” ở các nước đang phát triển.

Ngoài ra, Nikkei còn đề cập rất chi tiết về giai đoạn 1 của siêu đô thị thông minh này với tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD, xây dựng khoảng 7.000 căn hộ và các cơ sở thương mại, giá nhà dao động từ 93.000 USD đến 140.000 USD (tương đương khoảng 2-3 tỷ đồng mỗi căn), và được khởi công xây dựng từ tháng 8/2018.

Nhật Minh

Theo Trí thức trẻ

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…