Coteccons ‘trượt dốc’ vì nhân sự chủ chốt ra đi: Nỗi sợ ‘chảy máu’ người tài

Phó tổng giám đốc ra đi mang theo nhiều nhân sự và lập công ty mới cạnh tranh khiến Coteccons ‘trượt dốc’ là bài học cho nhiều công ty trong việc quản lý và phát triển nhân sự.

Giữ chân người tài – chuyện không mới nhưng vẫn luôn luôn là vấn đề thách thức các CEO, cả trong giai đoạn khó khăn cũng như ngay cả trong giai đoạn tăng trưởng. Chỉ có những doanh nghiệp ổn định được đội ngũ nhân sự chất lượng tốt, linh hoạt mới có thể thành công.

Trước cú “trượt dốc” của Coteccons, nhiều CEO khác cũng đã bắt đầu lo lắng về vấn đề chảy máu nhân sự, họ không chắc rằng những nhân sự chủ chốt trong công ty họ cũng có thể rút đi bất cứ lúc nào.

Điển hình mới đây, Công ty cổ phần xây dựng Coteccons, đơn vị được coi là ông lớn ngành xây dựng. Coteccons vượt xa nhiều đối thủ khác khi sở hữu hàng loạt dự án khủng, hứa hẹn mang về lợi nhuận khổng lồ. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi cổ phiếu CTD của Coteccons liên tục nằm trong Top các cổ phiếu có thị giá lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nhưng hiện tại, Coteccons đang phải đối mặt với chính “người nhà”, đó là Công ty cổ phần Xây dựng Central – Central Cons. Central Cons mới được thành lập vào tháng 7/2017. Điều đáng nói, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Central Cons là ông Trần Quang Tuấn – nguyên Phó tổng giám đốc và cũng là một trong những cổ đông sáng lập Coteccons.

Dù mới thành lập nhưng Central Cons liên tiếp trúng thầu nhiều hợp đồng lớn, đặc biệt từ những khách hàng truyền thống của Conteccons như SSG Group, Phát Đạt…

Coteccons trượt dốc vì nhân sự chủ chốt ra đi: Nỗi sợ chảy máu người tài - Ảnh 1.

Ông Trần Quang Tuấn (ngồi giữa hàng đầu) và đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của Central Cons.

Chia sẻ với VTC News, đại diện Ban lãnh đạo cấp cao của CTD cho rằng, việc cán bộ nhân viên (CBNV) lựa chọn hướng đi là do chí hướng của mỗi người. “Tại Coteccons luôn có kế hoạch lâu dài về nhân sự, nên nếu có sự thay đổi nhân sự thì cũng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Coteccons luôn quan tâm xây dựng đội ngũ vững mạnh, thay đổi cải tiến chính sách nhân sự để CBNV có môi trường làm việc tốt nhất”.

Tuy nhiên, trên thực tế Coteccons đang tụt dốc thấy rõ. Năm 2017, chỉ số VN-Index tăng tốc trong sự ngỡ ngàng của nhà đầu tư, đạt “đỉnh” 239.000 đồng/CP vào ngày 14/11/2017, tăng 60.770 đồng/CP so với phiên cuối cùng của năm 2016.

Thế nhưng, bước sang năm 2018, cổ đông thất vọng khi CTD liên tục lao dốc. Dù sau nhiều phiên nỗ lực đi lên nhưng CTD chỉ dừng ở mức 226.000 đồng/CP, giảm mạnh so với “đỉnh” năm 2017.

Và mới đây nhất, trước khi đóng cửa phiên giao dịch, CTD dừng ở mức 145.500 đồng/CP, giảm 93.500 đồng/CP so với “đỉnh” năm 2017 và giảm 80.500 đồng/CP, so với mức cao nhất của năm nay.

Với mức giá này, vốn hóa thị trường của Coteccons “bốc hơi” hơn 6.386 tỷ đồng so với “đỉnh” năm 2017, “bốc hơi” hơn 5.367 tỷ đồng so với “đỉnh” năm 2018.

Trước cú “trượt dốc” của Coteccons, nhiều CEO khác cũng đã bắt đầu lo lắng về vấn đề chảy máu nhân sự, họ không chắc rằng những nhân sự chủ chốt trong công ty họ cũng có thể rút đi bất cứ lúc nào.

Trả lời vấn đề này, chuyên gia nhân sự Vũ Thái Hà – Giám đốc Công ty INNMA cho rằng, việc để không xảy ra tình trạng chảy máu nhân sự không quá khó, tuy nhiên cần phải cụ thể và rõ ràng trong mọi quyết định. Cụ thể, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nên trước khi ký kết một hợp đồng nào đều phải đặt giả thiết trường hợp xấu nhất sẽ xảy ra và sẽ được giải quyết ổn thoả.

“Để không xảy ra tình trạng chảy máu nhân sự, nói rõ ràng hơn là để cầu và giữ người tài, nhân sự chủ chốt thì trước khi mời họ vào làm việc, người đứng đầu tập đoàn phải biết khéo léo vận dụng cả hai cách mềm và cứng.

Mềm, nghĩa là cách ứng xử của mình đối với họ, lời nói làm sao để họ thấy được thuyết phục và muốn gắn bó. Để có được điều đó thì phía ông ty phải đưa ra mức thu nhập xứng đáng với năng lực của họ, đồng thời vạch ra được lộ trình mà họ có thể thăng tiến…

Coteccons trượt dốc vì nhân sự chủ chốt ra đi: Nỗi sợ chảy máu người tài - Ảnh 2.

Dù mới thành lập nhưng Central Cons liên tiếp trúng thầu nhiều hợp đồng lớn.

Còn về khía cạnh cứng, nghĩa là khi họ đã được mời về với vị trí chủ chốt, chẳng hạn như Tổng giám đốc thì trong hợp đồng làm việc phải có cam kết rõ ràng. Và tất nhiên những điều khoản đó phải có cơ sở thực thi”, ông Vũ Thái Hà cho biết.

“Ở Việt Nam, mọi người thường làm việc theo cảm tính rất nhiều. Các hợp đồng chỉ được đưa ra và nghĩ như vậy là ổn, đưa các điều khoản cấm trong hợp đồng nhưng lại không nói rõ nếu vi phạm khoản cấm đó sẽ xử lý thế nào.

Nên khi xảy ra sự việc, chỉ cần người vi phạm nghỉ việc và rời đi thì coi như vấn đề đó đã xong, không ràng buộc khi nhân sự đó đã đi, để rồi kéo theo rất nhiều hệ luỵ mà không lường trước được, kể cả việc nhân sự đó ra đi và mang theo “tài sản” của công ty để tự thành lập công ty mới.

Khi sự việc đã rồi thì việc sửa sai dường như không thể, công ty phải xây dựng lại đội ngũ và làm lại từ đầu. Bởi vậy, những ràng buộc “cứng” trong việc ký kết hợp đồng rất quan trọng, và đó cũng là cách duy nhất để giảm thiểu tình trạng chảy máu nhân sự diễn ra “, ông Hà nói.

Theo Thy Huệ

VTC News

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…