Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới Bi Quan Về Kinh Tế Toàn Cầu

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass nói rằng triển vọng kinh tế toàn cầu đang xấu đi trong bối cảnh bấp bênh liên quan đến Brexit, căng thẳng thương mại và sự giảm tốc mạnh của nền kinh tế châu Âu.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass nói rằng triển vọng kinh tế toàn cầu đang xấu đi.

“Tăng trưởng toàn cầu đang chậm dần”, hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Malpass phát biểu ở Montreal, Canada ngày 7/10, trước thềm hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và WB.

Kinh tế thế giới giờ đây có vẻ còn yếu hơn cả dự báo tăng trưởng 2,6% trong cả năm 2019 mà WB đưa ra hồi tháng 6, ông Malpass nói thêm. Ông cho rằng nền kinh tế toàn cầu đang chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi những sóng gió trong tiến trình Anh rời Liên minh châu Âu (EU), tức Brexit, nguy cơ suy thoái của kinh tế châu Âu, và những mâu thuẫn thương mại kéo dài.

Lời cảnh báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu được ông Malpass một lần nữa đưa ra giữa lúc tâm trạng của giới đầu tư bị phủ bóng bởi một sự kiện lớn trong tháng 10.

Đàm phát thương mại cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ nối lại trong tuần này, ngay trước đợt áp thuế quan tiếp theo lên hàng Trung Quốc mà Washington dự kiến thực thi vào ngày 15/10.

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã cam kết đưa nước này ra khỏi EU vào ngày 31/10 ngay cả khi không đạt một thỏa thuận nào.

Trong khi đó, các chỉ số kinh tế chính của châu Âu đều phản ánh nguy cơ suy thoái rõ rệt, đặc biệt là sự sụt giảm của ngành sản xuất khu vực ảnh hưởng ngày càng lớn đến nhu cầu tiêu dùng.

Trong bối cảnh như vậy, giới đầu tư đang gia tăng đặt cược Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thêm đợt cắt giảm lãi suất thứ ba trong 2019 trong cuộc họp diễn ra vào ngày 29-30/10.

Chủ tịch WB cũng tiếp tục chỉ trích việc gần 15 nghìn tỷ USD trái phiếu trên toàn cầu hiện đang có lợi suất bằng 0 hoặc dưới 0. Ông gọi đây là “số vốn bị đóng băng” lẽ ra phải được sử dụng làm nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế, nhưng thay vào đó chỉ mang lại lợi ích cho các nhà nắm giữ và nhà phát hành trái phiếu.

Kỳ họp thường niên năm nay của IMF và WB diễn ra trong bối cảnh lo ngại gia tăng về ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ thương chiến Mỹ-Trung và Brexit.

Ngoài ra, các định chế tài chính quốc tế cũng đang trải qua sự chuyển giao quyền lực quan trọng. Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde sẽ rời IMF để đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi đó, cựu Tổng giám đốc WB Kristalina Georgieva sẽ trở thành Tổng giám đốc mới của IMF.

IMF đã phát tín hiệu có thể cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ mức 3,2% đưa ra hồi tháng 7, vốn đã là mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Báo cáo cập nhật của IMF sẽ được công bố vào tuần tới.

Ông Malpass được Tổng thống Mỹ Donald Trump để cử vào ghế Chủ tịch WB hồi tháng 2 năm nay. Ông được xem là một nhân vật trung thành với ông Trump, có quan điểm chỉ trích Trung Quốc và ủng hộ điều chỉnh trật tự kinh tế thế giới.

Khi còn giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, ông Malpass coi WB là thiếu hiệu quả và chậm trễ trong việc cắt giảm nguồn vốn ưu đãi cho các nước đang phát triển đã trở thành các thị trường mới nổi. Nhiệm kỳ Chủ tịch WB kéo dài 5 năm của ông Malpass bắt đầu vào tháng 4 năm nay.

Bizc.vn

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *