Chủ nghĩa khủng bố gia đình là mối đe doạ mới nhất ở Đông Nam Á

Các gia đình thực hiện hành vi khủng bố đang là xu hướng mới đáng quan ngại ở Đông Nam Á.

Vụ đánh bom khủng bố nhà thờ ở Surabaya hôm 13/5. Ảnh: AFP.

Vụ đánh bom khủng bố nhà thờ ở Surabaya hôm 13/5. Ảnh: AFP.

“Chủ nghĩa khủng bố gia đình xuất hiện”, trong đó cả bố mẹ và con cái đều sẵn sàng đánh bom tự sát, là “diễn biến mới ở Đông Nam Á, điều những kẻ khủng bố chưa bao giờ làm trước đây”, CNBC dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm nay nói.

Việc bố mẹ hối thúc con cái tự sát là điều “ngu xuẩn”, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu nói hôm nay. Cả hai bộ trưởng đều phát biểu tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La ở Singapore.

Nhiều vụ đánh bom tự sát ở thành phố Surabaya, Indonesia tháng trước có sự tham gia của ba gia đình. Ít nhất 13 người chết và 40 người bị thương sau khi một gia đình 6 người, bao gồm bé 9 tuổi và bé 12 tuổi, đánh bom tự sát ba nhà thờ ở Surabaya hôm 13/5. Cùng ngày, một bà mẹ và con gái 17 tuổi thiệt mạng sau khi quả bom do người cha xử lý nổ sớm. Ngày hôm sau, một gia đình 5 người kích nổ bom tại lối vào trụ sở cảnh sát Surabaya.

Hành động gây chấn động khắp đất nước có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Indonesia từ lâu phải đối phó với chủ nghĩa cực đoan trong nước nhưng vẫn chưa quen với khái niệm trẻ em là kẻ tấn công.

Bộ trưởng Ryacudu gọi tình trạng là “chủ nghĩa khủng bố thế hệ thứ ba”, trong đó tư tưởng của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bị truyền bá từ Trung Đông tới châu Âu và châu Á qua mạng xã hội, các mạng không chính thống và chiến binh nước ngoài. Cần một chiến lược mang tính hệ thống và có kết cấu để đối phó tình trạng này, ông cảnh báo, thêm rằng Indonesia đang triển khai nhiều biện pháp như phi cực đoan hoá, giám sát và cảnh báo sớm.

Ông Lorenzana nhấn mạnh phương thức tuyển mộ mới của các tổ chức ủng hộ IS: “Những người mới được tuyển là người trẻ, có giáo dục, từ tầng lớp trung lưu”, hưởng lợi từ các mạng điện tử, ông nói.

Các công nghệ như giao thức mật mã Cryptocurrency và web đen giúp những tên khủng bố nâng cao khả năng giấu danh tính và ít bị kiểm soát, ông nói. Ở Philippines, các nhóm khủng bố địa phương Abu Sayyaf và Maute sử dụng việc chuyển khoản điện tử để bơm khoảng 1,5 triệu USD cho cuộc vây hãm thành phố Malawi năm 2017.

Nhiều người hiện lo ngại Myanmar đang có thể là điểm nóng khủng bố tiếp theo ở Đông Nam Á.

Theo : vnexpress.net

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…