Các phóng viên trở về từ Triều Tiên có sức khỏe tốt

Các phóng viên đến Triều Tiên chứng kiến lễ phá hủy bãi thử hạt nhân đã về tới Bắc Kinh và cho hay không gặp vấn đề sức khỏe.

Phóng viên quốc tế tại sân bay Bắc Kinh sau khi trở về từ Triều Tiên hôm nay. Ảnh: Kyodo News.

Phóng viên quốc tế tại sân bay Bắc Kinh sau khi trở về từ Triều Tiên hôm nay. Ảnh: Kyodo News.

Khoảng 30 nhà báo đến từ các nước Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Hàn Quốc tới Triều Tiên chứng kiến lễ phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri hôm nay trở về Bắc Kinh bằng máy bay thuê, theo Kyodo News. Có những lo ngại cho rằng nhóm phóng viên này có thể bị phơi nhiễm phóng xạ khi Triều Tiên cho nổ tung đường hầm và các cơ sở khác.

“Truyền thông không được phép mang theo dụng cụ đo lường hay bất cứ loại thiết bị bức xạ nào. Chúng tôi không có cách gì kiểm chứng độc lập mức độ phóng xạ xung quanh bãi thử”, phóng viên CNN Will Ripley cho biết tại sân bay quốc tế Bắc Kinh.

Khi được hỏi về tình trạng sức khỏe hiện tại, Will mỉm cười nói: “Tôi cảm thấy rất tốt”.

Một phóng viên Hàn Quốc tham dự sự kiện cho hay dụng cụ đo lường mà anh mang theo đã bị Triều Tiên tịch thu ngay khi nhập cảnh và anh cũng không nhận thấy triệu chứng nhiễm độc phóng xạ. Tuy nhiên, anh sẽ vẫn được theo dõi phơi nhiễm phóng xạ sau khi về nhà.

Chính phủ Triều Tiên cũng ra thông báo loại trừ khả năng có bất cứ mối đe dọa nào đối với sức khỏe do phóng xạ. “Không có rò rỉ phóng xạ hay bất kỳ tác động có hại nào đối với môi trường xung quanh”, thông báo nêu rõ.

Triều Tiên phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri hôm 24/5. Ảnh: AP.

Triều Tiên phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri hôm 24/5. Ảnh: AP.

Cũng theo thông báo từ Triều Tiên, đường hầm đầu tiên trong ba đường hầm ở bãi thử nghiệm bị phá hủy lúc 11h ngày 24/5, hai đường hầm khác bắt đầu bị kích nổ vào 14h cùng ngày. Các vụ nổ được thực hiện trong khoảng vài giờ và kết thúc lúc 16h.

Sau chuỗi các vụ nổ, Triều Tiên khẳng định đã phá hủy “hoàn toàn bãi thử nghiệm”. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều hoài nghi về tuyên bố này bởi Bình Nhưỡng không cho phép những chuyên gia, chẳng hạn Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, đi cùng các nhà báo nước ngoài đến chứng kiến sự kiện.

“Chúng tôi không thể kiểm chứng” bãi thử nghiệm đã bị phá hủy hoàn toàn chưa, Ripley nói. “Hy vọng mọi người sẽ xem video để cố gắng phân tích và đánh giá” liệu bãi thử có bị phá hủy hoàn toàn hay không.

Punggye-ri được biết đến là bãi thử hạt nhân duy nhất của Triều Tiên, nơi từng diễn ra 6 vụ thử nghiệm hạt nhân từ năm 2006 – 2017.

Huyền Lê

Theo : vnexpress.net

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…