Các ngân hàng đồng thuận tiếp tục giảm sâu lãi suất để cứu doanh nghiệp

“Diễn biến tỷ giá được duy trì ổn định, thanh khoản thị trường ngoại tệ dồi dào, các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế được cung ứng đầy đủ. Hiện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chưa phải sử dụng dự trữ ngoại hối để bình ổn và can thiệp thị trường cho thấy Việt Nam đã khá thành công trong việc điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá…” là những điểm nhấn quan trọng trong báo cáo của Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng tại phiên họp trực tuyến Chính phủ thường kì tháng 3/2020.

Về hoạt động tín dụng, dù không nêu con số cụ thể song Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết nếu trong tháng 1 và 2/2020 tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống còn hạn chế thì riêng tháng 3 vừa qua mức tăng dư nợ tín dụng khá tốt. Điều này phần nào cho thấy nền kinh tế đã dần có bước tiếp cận tín dụng tốt hơn 

Thông tin về việc thực hiện các giải pháp cấp bách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong triển khai phòng chống dịch Covid-19, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết NHNN đã ban hành Chỉ thị yêu cầu các TCTD tiếp tục triển khai mạnh mẽ chỉ đạo của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ và của Thống đốc NHNN tháo gỡ khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động cơ cấu lại nợ, không chuyển nhóm nợ. Đây là biện pháp quan trọng nhất để tạo dòng tiền và thanh khoản cho khách hàng vay vốn; đồng thời cũng là nội dung quan trọng của Thông tư 01/2020/TT-NHNN và vừa qua đã được các TCTD triển khai thực hiện rất quyết liệt theo yêu cầu của NHNN.

Thống đốc Lê Minh Hưng báo cáo thêm trong tháng 3 vừa qua các TCTD đã thực hiện giảm lãi suất từ 1-1,5%/năm. Ngày 31/3 NHNN đã họp với 20 TCTD (chiếm khoảng 75% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế) và tất cả đều đồng thuận giảm tiếp lãi suất với mức giảm tối thiểu 2% lãi suất cho vay so với thời điểm trước khi có dịch để cứu các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19. Ngoài ra trong 2 ngày 31/3 và 1/4, hàng loạt ngân hàng cũng đã công bố chính thức về các gói tín dụng và giảm lãi suất cho vay, có ngân hàng giảm tới 4,5%/năm, cũng có ngân hàng giảm lãi suất trên dư nợ hiện hữu. Đây được xem là đợt giảm lãi suất sâu nhất kể từ khủng hoảng năm 2009 đến nay, thể hiện trách nhiệm rất lớn của các TCTD đối với khó khăn của doanh nghiệp, khách hàng và người vay vốn. 

“Cùng với việc giảm lãi suất cho vay, thời gian tới NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các TCTD quyết liệt triển khai các biện pháp như cơ cấu lại khoản nợ, hoãn, giãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng; đồng thời phải chấp hành nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng và bất luận trong trường hợp nào cũng phải bảo đảm đầy đủ các hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, cho người dân và doanh nghiệp, tuyệt đối bảo đảm hoạt động ngân hàng thông suốt và an toàn” – Thống đốc cam kết.

Để tạo điều kiện cho ngành Ngân hàng tiếp tục hoạt động ổn định, cùng cả nước thực hiện việc phòng, chống đại dịch covid-19, Thống đốc NHNN đề nghị Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo hoạt động của các phòng công chứng để quá trình tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp và hộ vay vốn không gặp ách tắc; đề nghị Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội và UBND Tp.HCM cùng NHNN chỉ đạo đảm bảo hoạt động thông suốt của các TCTD trong việc cung ứng dịch vụ ngân hàng cho người dân và cả nền kinh tế.

Trong việc xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về giãn thuế, Thống đốc NHNN đề nghị Chính phủ xem xét đưa các TCTD vào diện đối tượng được thực hiện giãn thuế, giãn việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, qua đó tạo điều kiện cho TCTD có dòng tiền, có thanh khoản để tiếp tục cung ứng vốn cho nền kinh tế. Ngoài ra, Thống đốc Lê Minh Hưng kiến nghị Chính phủ sớm xem xét phê duyệt hạn mức tăng trưởng tín dụng cho Ngân hàng Chính sách xã hội để triển khai nhanh việc cho vay hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách.

Sau khi Thống đốc Lê Minh Hưng báo cáo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những nỗ lực hoạt động của ngành Ngân hàng, nhất là trong triển khai các giải pháp, chỉ đạo của Chính phủ về phòng chống dich Covid-19; tích cực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn, giải ngân kịp thời nhiều gói hỗ trợ, thực hiện giảm lãi suất cho vay, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, điều hành tốt chính sách tỷ giá…, góp phần quan trọng giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định đời sống nhân dân.

Theo BizC.vn

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *