Các doanh nghiệp nhỏ là sức mạnh của nền kinh tế APEC

Ngày 9/10, Hội nghị Bộ trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa APEC lần thứ 27 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp Nhỏ của New Zealand Stuart Nash, với mục tiêu chung nhằm tăng cường khả năng phục hồi của các doanh nghiệp nhỏ trên toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tập trung vào số hóa, tăng trưởng toàn diện và phúc lợi.

Theo đó, các bộ trưởng phụ trách về các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong APEC đã cam kết sẽ tiếp tục giải quyết nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ bằng các chương trình cứu trợ khi khu vực chuyển qua các giai đoạn tiếp theo của ứng phó và phục hồi sau đại dịch Covid.

Trong phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp nhỏ của New Zealand Stuart Nash đã nhắc lại vai trò của các doanh nghiệp nhỏ chính là sức mạnh của nền kinh tế và cộng đồng APEC. Sự tồn tại và khả năng phục hồi của các doanh nghiệp nhỏ APEC vượt đại dịch này là rất quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế bền vững và duy trì sự gắn kết của các cộng đồng APEC. Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) chiếm hơn 97% doanh nghiệp trong khu vực APEC, sử dụng hơn 60% lực lượng lao động và đóng góp từ 40 – 60% tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các nền kinh tế. Bộ trưởng Nash kêu gọi các thành viên thừa nhận vai trò thiết yếu của thương mại trong việc thúc đẩy sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ cho các doanh nghiệp nhỏ của khu vực khi đối mặt với đại dịch toàn cầu.

Các nền kinh tế APEC cần phải có những hành động táo bạo để tăng cường MSME và các công ty khởi nghiệp, đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường quốc tế và chuỗi cung ứng bằng cách tạo điều kiện cho một môi trường thương mại và đầu tư cởi mở và bao trùm. Các Bộ trưởng APEC thừa nhận tầm quan trọng của số hóa như một động lực giúp phục hồi hiệu quả sau các cú sốc kinh tế và nhất trí rằng việc áp dụng các giải pháp và công cụ kỹ thuật số không còn là lựa chọn mà là cần thiết.

Sự đổi mới nhanh chóng và công nghệ kỹ thuật số đã hỗ trợ APEC vượt qua nhiều trở ngại đáng kể khi đối mặt với Covid-19, chẳng hạn như việc di chuyển hàng hóa và con người bị hạn chế. Có nhiều cơ hội lớn cho các nền kinh tế APEC để tăng cường hợp tác xung quanh việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số và đổi mới để tạo ra tương lai hiệu quả hơn và linh hoạt hơn cho tất cả các doanh nghiệp và nền kinh tế.

New Zealand với vai trò Chủ tịch APEC 2021 cũng kêu gọi các nền kinh tế thành viên đảm bảo rằng các chính sách mang lại cơ hội kinh tế cho tất cả mọi người, bao gồm phụ nữ, người bản địa và các nhóm dễ bị tổn thương khác, vì tập trung nhiều hơn vào tăng trưởng bao trùm sẽ mở ra tiềm năng kinh tế chưa được khai thác. Việc xây dựng khả năng phục hồi của các doanh nghiệp nhỏ cũng cần phải tính đến phúc lợi của các chủ sở hữu.

Bằng cách giảm chênh lệch và cải thiện phúc lợi của các chủ doanh nghiệp nhỏ, các nền kinh tế APEC có thể tăng cường sự tham gia và năng suất, từ đó củng cố sự ổn định và tăng trưởng kinh tế và nâng cao phúc lợi chung của các cộng đồng. Các doanh nghiệp nhỏ cũng có một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phục hồi bền vững về môi trường. Các Bộ trưởng APEC nhất trí tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ tham gia vào các hoạt động và thực hành đổi mới, bền vững với môi trường.

Theo Công Thương

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…