Bloomberg: Loạt doanh nghiệp Hàn Quốc đưa nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam bất chấp Chính phủ kêu gọi về nước

Theo Bloomberg, lý do khiến các tập đoàn Hàn Quốc không đưa dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc về nước là chi phí nhân công cao. Thay vào đó, họ tìm cách chuyển đến khu vực Đông Nam Á, trong đó chủ yếu là Việt Nam.

Tờ Bloomberg nhận định, đại dịch Covid-19 và cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung là lý do khiến các doanh nghiệp Hàn Quốc lo ngại về sự phụ thuộc quá lớn vào chuỗi cung ứng tại Trung Quốc. Hồi đầu năm, Chính phủ Hàn Quốc đã mở rộng chương trình trợ cấp nhằm thúc đẩy các công ty dịch vụ và công nghệ thông tin đưa dây chuyền sản xuất về nước.

Song, Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc cho biết, chỉ khoảng 80 trên tổng số hàng nghìn doanh nghiệp có liên kết với Trung Quốc thông báo sẽ đưa dây chuyền sản xuất về nước. Thay vào đó, các doanh nghiệp tìm cách chuyển nhà máy đến khu vực Đông Nam Á, trong đó chủ yếu là Việt Nam.

Nhà nghiên cứu của Liên đoàn Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Seould, Hàn Quốc, ông Bae Ho-young cho rằng các rào cản tại Hàn Quốc đang “quá cao”. Ông Bae Ho-young nhận xét đây là thị trường lao động cứng nhắc, chi phí lao động cao và các quy định về môi trường phức tạp.

Khảo sát của Bae hồi tháng 6/2020 cho thấy, cứ 10 công ty Hàn Quốc tại Trung Quốc thì có đến 7 công ty không có ý định chuyển dây chuyền sản xuất về nước. 

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vẫn tiếp tục đưa ra quy định tăng lương tối thiểu, giảm giờ làm và tăng tuyển dụng. Tuy nhiên, chính sách này hiện đang phải chịu nhiều chỉ trích do khiến chi phí kinh doanh tăng lên.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, lương của công nhân nhà máy tại Hàn Quốc là 3.405 USD/tháng vào năm 2019, cao hơn 13 lần so với lương nhân viên nhà máy ở Việt Nam trong năm 2018 và gấp 4 lần công nhân Trung Quốc năm 2016.

Giáo sư kinh tế đại học Loyola Marymount, ông Sung Won Sohn nhấn mạnh: “Hàn Quốc vẫn là địa điểm sản xuất đắt đỏ, đặc biệt đối với hàng xuất khẩu. Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 vẫn hoành hành, các doanh nghiệp Hàn Quốc cần đến Đông Nam Á để duy trì khả năng cạnh tranh cũng như đảm bảo thị phần toàn cầu”.

Thống kê của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc cho biết, tính từ năm 2000, đã có 23.492 doanh nghiệp Hàn Quốc thiết lập hoạt động tại Trung Quốc. Số doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động mới tại Trung Quốc đạt mức cao nhất vào năm 2006, sau đó kể từ năm 2018, con số này liên tục giảm gần 500 mỗi năm.

Samsung Electronics Co., một trong những doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc sau khi cắt giảm quy mô sản xuất ở Trung Quốc đã tập trung ở Đông Nam Á và các khu vực khác. Cụ thể, Samsung mở rộng nhà máy sản xuất điện thoại thông minh tại Việt Nam và Ấn Độ, đồng thời đóng cửa một số dây chuyền thiết bị tiêu dùng tại Trung Quốc.

Hyundai Motor cũng tăng cường sản xuất ô tô tại Việt Nam trong khi tạm dừng dây chuyền sản xuất ở Bắc Kinh. Các chuyên gia nêu rõ xu hướng này có thể kéo theo các công ty nhỏ khác.

Nhà phân tích tại Samil PricewaterhouseCoopers, ông Bill Lee kết luận: “Các doanh nghiệp nhỏ có xu hướng đến những quốc gia mà các doanh nghiệp lớn đã đến”. Trước đó, Samil PricewaterhouseCoopers đã hỗ trợ nhiều nhà cung cấp của Samsung và Hyundai thanh lý tài sản tại Trung Quốc trước khi dịch chuyển nhà máy sản xuất.

Theo CafeF

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *