Asanzo Tạm Dừng Hoạt Động Sau 2 Tháng…

Do không đủ khả năng tài chính để cầm cự cho đến khi có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng về nghi vấn thay đổi nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, Công ty Asanzo vừa chính thức thông báo tạm ngừng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên doanh nghiệp này vẫn duy trì hoạt động bảo hành sản phẩm đã bán ra thị trường nhằm bảo đảm quyền lợi sau mua hàng của người tiêu dùng

Thông báo của Asanzo nêu rõ sau khi bị cáo buộc gian lận xuất xứ hàng hóa, mỗi ngày doanh nghiệp này vẫn phải chi ít nhất 1 tỷ đồng để trả lương cho người lao động; đó là chưa kể còn hàng loạt chi phí hoạt động khác. Tình trạng có chi mà không có thu kéo dài đẩy Asanzo vào tình trạng suy kiệt cả về mặt tài chính lẫn tinh thần nên buộc phải tạm thời đóng cửa công ty, ngừng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ duy trì hoạt động bảo trì bảo hành nhằm bảo đảm quyền lợi sau mua hàng của người tiêu dùng và cố gắng đảm bải quyền lợi của người lao động trong khả năng của công ty theo quy định pháp luật.

Từ sau khi bị cáo buộc gian lận xuất xứ hàng hóa, nhiều đoàn công tác thuộc các cơ quan quản lý chuyên ngành đã tiến hành thanh tra, kiểm tra Asanzo và các doanh nghiệp có liên quan. Phía Asanzo cho biết đã cung cấp toàn bộ tài liệu pháp lý, chứng từ, hợp đồng, số liệu kế toán, tài chính, tài liệu liên quan đến nhãn hiệu, dây chuyền, công nghệ, bí mật kinh doanh và thông tin sản phẩm mang thương hiệu Asanzo cho các cơ quan quản lý chuyên ngành với mong muốn đoàn thanh tra sẽ sớm đưa ra một kết quả chính xác, khách quan nhất. Tuy nhiên đến nay đã hơn 2 tháng trôi qua mà phía các cơ quan quản lý chuyên ngành vẫn chưa có kết luận cuối cùng.

Thời điểm hiện tại, mới chỉ có Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – cơ quan có chức năng cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) – có kết luận rằng việc Asanzo ghi nhãn hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam trên các sản phẩm điện tử của công ty này là đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể, trong biên bản làm việc vào cuối tháng 7 vừa qua giữa Tổ công tác VCCI và Công ty Asanzo, Tổ công tác VCCI đã kết luận “Đối với trường hợp sản phẩm điện tử của Công ty Asanzo được lắp ráp tại Việt Nam từ các linh kiện mua trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, việc ghi trên nhãn hàng hóa “sản xuất tại Việt Nam” hoặc “Chế tạo tại Việt Nam”, “Nước sản xuất Việt Nam” hoặc “sản xuất bởi Việt Nam” là đúng quy định pháp luật (cụ thể quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa)”.

Tuy nhiên, kết luận của VCCI vẫn không thể thay thế kết luận thanh tra của các cơ quan chức năng.

Theo Bizc.vn

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *