An Dương Thảo Điền (HAR): Lợi nhuận quý 2 sụt giảm mạnh, đầu tư 214 tỷ đồng vào Xà bông Cô Ba

Việc đầu tư vào công ty Sản xuất thương mại Phương Đông – chủ sở hữu thương hiệu xà bông Cô Ba – trước hết là nhắm đến mảnh đất mà đơn vị này đang nắm giữ.

Doanh thu tăng 15 lần, lãi ròng giảm 8 lần!

CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền (HAR) đã công bố BCTC hợp nhất quý 2/2018 với doanh thu đột biến từ mức 4,8 tỷ, tăng gần 15 lần lên 70,6 tỷ đồng. Chi phí giá vốn tương ứng cũng tăng mạnh, từ mức 3,4 tỷ lên 60,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn khả quan với con số tương đương 10 tỷ, cải thiện mạnh so với mức 1,3 tỷ hồi quý 2/2017.

Mặc dù lợi nhuận gộp tăng, song nếu tính trên hiệu suất thì HAR cho thấy một dấu hiệu suy giảm mạnh. Biên lợi nhuận gộp quý 2/2017 tương đương 27% thì đến nay chỉ còn khoảng 14,3%.

Cùng với đó, doanh thu tài chính giảm mạnh, từ mức 14 tỷ chỉ còn vỏn vẹn 278 triệu đồng, chi phí tài chính, cụ thể là chi phí lãi vay thậm chí tăng nhẹ. Đi cùng chi phí quản lý tăng đột biến từ 1 tỷ lên 5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trong đó là chi phí nguyên vật liệu tăng gấp đôi, và chi phí mua ngoài phát sinh hơn 2 tỷ đồng. Kết quả là, từ mức tăng doanh thu khủng, HAR lại ngậm ngùi báo lãi giảm hơn 8 lần, từ mức 8,9 tỷ chỉ còn 1,7 tỷ đồng.

An Dương Thảo Điền (HAR): Lợi nhuận quý 2 sụt giảm mạnh, đầu tư 214 tỷ đồng vào Xà bông Cô Ba - Ảnh 1.

Giải trình cho điều này, phía Công ty có công văn cho biết trong kỳ hoạt động kinh doanh BĐS đi vào ổn định tạo doanh thu, tuy nhiên lợi nhuận lại ổn định và không cao đột biến! Chưa kể, lý do khác HAR đưa ra liên quan đến so sánh với quý 2/2017, lợi nhuận kỳ này chủ yếu là từ hoạt động tài chính, ít ghi nhận từ mảng BĐS.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận 88,3 tỷ doanh thu, tăng đột biến so với mức 8,5 cùng kỳ năm 2017. Lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm đi ngang tại mức 5,3 tỷ đồng.

Nói thêm về BĐS, tính đến cuối quý 2/2018, tổng chi phí xây dựng dở dang Công ty ghi nhận tăng đáng kể, từ mức112,5 tỷ lên 189 tỷ đồng. Riêng dự án Aurora Quốc Hưng ghi nhận 121 tỷ, đồng thời kỳ này phát sinh thêm chi phí dở dang tại dự án Coral Beach Nha Trang gần 68 tỷ đồng.

An Dương Thảo Điền (HAR): Lợi nhuận quý 2 sụt giảm mạnh, đầu tư 214 tỷ đồng vào Xà bông Cô Ba - Ảnh 2.

Đã ghi nhận mua lại 30,88% vốn Xà bông Cô Ba, giá gốc 214 tỷ đồng

Một thông tin liên quan đáng chú ý, sau thương vụ sáp nhập gây xôn xao dư luận vào tháng 10 năm ngoái, đầu năm 2018 HAR đã chính thức lên tiếng về kế hoạch mua lại ít nhất 35% vốn CTCP Sản xuất Thương mại Phương Đông, tiền thân của thương hiệu nổi tiếng một thời Xà bông Cô Ba.

Và trên BCTC kỳ này, Sản xuất Thương mại Phương Đông là một công ty liên kết đã được hợp nhất của HAR với tỷ lệ sở hữu 30,88% vốn, tương đương giá gốc gần 214 tỷ đồng.

An Dương Thảo Điền (HAR): Lợi nhuận quý 2 sụt giảm mạnh, đầu tư 214 tỷ đồng vào Xà bông Cô Ba - Ảnh 3.

Về việc mua lại đơn vị này, đại diện HAR từng chia sẻ, trước hết là về luồng thông tin hướng đến quỹ đất Phương Đông đang nắm giữ, ông Nguyễn Nhân Bảo – Tổng Giám đốc Công ty – cho biết không phủ nhận vì HAR đang trong lộ trình M&A nhằm phát triển mảng kinh doanh cốt lõi là BĐS thương mại.

Song song với đó, HAR cũng kỳ vọng sẽ khôi phục lại thương hiệu Xà bông Cô Ba từng vang bóng, kế hoạch đưa sản phẩm trở lại thị trường vào quý 2/2018. Trước mắt, Công ty cho biết sẽ khôi phục lại các kênh phân phối, và đưa một lượng sản phẩm ra thị trường. Nếu được đón nhận,HAR dự kiến sẽ đầu tư sản xuất thời gian sau đó. “Tính đến nay, dây chuyền sản xuất Xà bông Cô Ba đã ngừng hoạt động một năm rưỡi. Chúng tôi đã tiếp quản hệ thống và tổ chức lại nhóm nhân sự nắm rõ quy trình sản xuất sản phẩm từ cuối năm ngoái, sau khi hoàn tất thương vụ M&A Công ty Phương Đông”, ông Bảo nói.

Cổ phiếu mãi dò đáy sau đợt bán tháo

Trên thị trường, cổ phiếu HAR vẫn chưa ghi nhận một dấu hiệu hồi phục, hiện vẫn dò đáy 1 năm tại mức 5.520 đồng/cp.

An Dương Thảo Điền (HAR): Lợi nhuận quý 2 sụt giảm mạnh, đầu tư 214 tỷ đồng vào Xà bông Cô Ba - Ảnh 4.

Biến động cổ phiếu HAR 1 năm qua.

Nhớ lại ngay sau ĐHCĐ thường niên diễn ra, thay vì hồ hởi với những kế hoạch doanh thu và lợi nhuận tăng cũng như kế hoạch thâu tóm để mở rộng ngành nghề, HAR bị nhà đầu tư bán ra mạnh. Lý do khiến NĐT bán tháo cổ phiếu, theo một số ý kiến ngoài thất vọng về chính sách chi trả cổ tức, còn đến từ lo ngại về chiến lược lấn sân sang mảng tiêu dùng của doanh nghiệp.

Thực tế điều này không quá mới mẻ, khi tại ĐHCĐ thường niên năm ngoái, nhiều cổ đông cũng lên tiếng chất vấn về hiệu quả hoạt động của HAR. Khi mà vào cuối năm 2015, HAR tăng vốn từ 567 tỷ đồng lên 967,7 tỷ đồng, tức vốn điều lệ tăng lên xấp xỉ 1.000 tỷ đồng, nhưng hiệu quả hoạt động lại không tương xứng khi tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE) chỉ đạt 1,77% và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) là 1,56%.

Tri Túc

Theo Trí thức trẻ

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…