Air France mất gần 500 triệu USD vì đình công

Hãng bay hàng đầu châu Âu đang gặp khó khi nhân viên liên tục đình công, cổ phiếu lao dốc và CEO cũng vừa từ chức.

Hãng bay Air France KLM thiệt hại khoảng 400 triệu euro (tương đương 473,6 triệu USD), cao hơn nhiều so với mức 300 triệu euro hãng ước tính vì làn sóng phản đối, đình công mới đây, người phát ngôn của hãng thông báo.

Cổ phiếu hãng bay này đã sụt giảm 14,5% trong phiên giao dịch đầu tuần sau khi CEO Jean-Marc Janaillac tuyên bố nghỉ việc trong bối cảnh đang bị nhân viên phản đối hãng về chính sách thu nhập và Chính phủ Pháp không can thiệp vào vấn đề này dù đang sở hữu 14,3% cổ phần tại đây. Tính từ đầu năm, giá cổ phiếu Air France KLM đã lao dốc khoảng 50%.

Nhân viên của hãng bay Pháp đình công để phản đối chính sách tăng lương. Trước đó, Air France đề xuất tăng 2% lương trong năm 2018 và thêm 5% trong ba năm tới. Tuy nhiên, nhân viên hãng yêu cầu tăng 5,1% năm nay và cho rằng nhà quản lý không nghiêm túc trong việc đàm phán.

Một số chuyến bay của Air France bị hoãn vì đình công. Ảnh: RFI

Một số chuyến bay của Air France bị hoãn vì đình công. Ảnh: RFI

Sau khi các cuộc đàm phán bế tắc, Janaillac kêu gọi một cuộc bỏ phiếu vào hôm 4/5 nhưng mọi kết quả đều chống lại ông. Sau đó, CEO Jean-Marc Janaillac cho biết, sẽ rời hãng bay này vào giữa tháng Năm sau khi bị hàng chục nghìn phi công và nhân viên phản đối đề xuất tăng lương

“Bất đồng giữa Air France và người lao động đe dọa sự tồn tại của hãng bay này”, Bruno Le Maire – Bộ trưởng Tài chính Pháp nói với CNN , và cho hay Chính phủ Pháp sẽ không đưa ra một gói cứu trợ nào cả.

Quý I năm nay, AirFrance lỗ 141 triệu USD, trong đó 90 triệu USD là do các cuộc đình công. Vì đình công, hãng bay Pháp đã phải cảnh báo hủy 15% chuyến bay đầu tuần này. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định hãng không có nguy cơ sụp đổ ngay lập tức.

“Tôi không nghĩ điều này có thể lập tức đe dọa hoạt động kinh doanh của Air France”, Johannes Braun, một chuyên gia hàng không tại hãng quản lý tài sản MainFirst Bank nhận định.

Ngoài ra, ông cho biết, các nhân viên của Air France đang yêu cầu một mức lương cao hơn vì hãng này đạt kết quả kinh doanh tốt hơn những năm trước. Hãng đã đề nghị tăng lương 7% suốt 4 năm qua.

Trong khi đó, Daniel Roeska – một chuyên gia hàng không tại Bernstein lại cho rằng, sự ra đi không đúng lúc của CEO sẽ như một sự cảnh tỉnh với các chính trị gia và nhà quản lý tại Pháp. Janaillac điều hành hãng bay này chưa được hai năm.

Theo Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), Air France là hãng bay lớn thứ 17 thế giới. Năm 2004, hãng mua lại KLM và trở thành một trong những hãng lớn nhất tại châu Âu.

Anh Tú (theo CNN/NYT)

Theo : vnexpress.net

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…