Cảnh giác với chu kỳ tăng giá mới!

Vào những thời điểm bất khả kháng như dịch bệnh mà lợi dụng đẩy giá, tạo khan hiếm giả tạo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng là không thể chấp nhận và phải bị chặn đứng từ trước.

Trong số liệu được Tổng cục Thống kê vừa công bố mới đây, lạm phát chưa đáng lo ngại. CPI (chỉ số giá tiêu dùng) tháng 4/2021 tiếp tục xu hướng giảm với mức 0,04% so với tháng 3.

Như vậy, CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2021 mới tăng 0,89% so với bình quân cùng kỳ năm 2020 và vẫn còn cách khá xa so với mục tiêu kiểm soát lạm phát 4% trong năm nay.

Nhưng cũng cần lưu ý rằng, mốc tính CPI chỉ tính đến khoảng ngày 20 hàng tháng. Mà chỉ cần qua mỗi ngày, mỗi tuần, giá hàng hóa đã có thể biến động bất ngờ trong bối cảnh kinh tế nước ta đã hội nhập sâu.

Thực tế, giới chuyên gia đang bày tỏ sự lo ngại về một chu kỳ tăng giá mới của hàng hóa trên toàn cầu. Từ thép, đồng đến ngô và gỗ, thị trường hàng hóa mở đầu năm 2021 với sự bùng nổ khi giá lên mức cao chưa từng thấy trong nhiều năm trở lại đây. Đà tăng này có nguy cơ đẩy giá mọi thứ, từ món sandwich cho bữa trưa tới giá cả những tòa nhà chọc trời lấp lánh, lên cao.

Trên thị trường tài chính, các quỹ đầu tư đang đặt cược lớn vào khả năng thị trường hàng hóa sẽ tiếp tục tăng giá trong thời gian tới.

Ở góc độ này, có thể thấy, trong công tác điều hành, các cơ quan chức năng của ta vẫn đang thực hiện khá tốt công tác ổn định vĩ mô.

Dù vậy, vào thời điểm hiện tại, với những tác động bên ngoài và với diễn biến phức tạp của Covid-19, không gì có thể chắc chắn và cho phép chủ quan.

Bằng chứng là tại đợt điều chỉnh giá xăng dầu ngày 12/5 này, giới kinh doanh trong ngành đã dự báo khó tránh khỏi diễn biến tăng. Bởi theo dữ liệu của Bộ Công Thương đến gần đây nhất cho thấy, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore vẫn tiếp tục tăng trong chu kỳ mới. Xăng RON 92 và RON 95 đều tăng khoảng 3%.

Giá xăng dầu tăng trở lại, không đơn thuần chỉ doanh nghiệp vận tải lo, mà còn tác động nhiều vòng đến nền kinh tế, thông qua tác động giá tiếp đến giá đầu vào. Tương tự, một khi phân bón tăng thì không chỉ giá gạo tăng, mà còn tác động lên giá các sản phẩm lương thực, thực phẩm khác tăng theo.

Theo chỉ đạo mới nhất của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, định hướng của những tháng còn lại trong năm 2021 đó là các bộ, ngành, địa phương phải theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu, nhất là đối với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao; chủ động chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng để tránh tình trạng khan hiếm, đẩy giá tăng.

Điều hành giá xăng dầu cũng được yêu cầu phải linh hoạt, bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới; tính toán, sử dụng quỹ Bình ổn giá hợp lý, nhất là trong các thời điểm khi mặt bằng giá xăng dầu thế giới tăng cao để hạn chế mức tăng giá đột biến trong nước. Thiết nghĩ đây là những động thái rất kịp thời và cần thiết.

Nền kinh tế thị trường, giá cả quyết định theo cung – cầu, nhưng vào những thời điểm bất khả kháng như dịch bệnh mà lợi dụng đẩy giá, tạo khan hiếm giả tạo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng là không thể chấp nhận và phải bị chặn đứng từ trước. Người dân và các doanh nghiệp đã chống chọi với Covid-19 rất vất vả rồi!

Theo Dân Trí

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…