Nâng tầm hệ thống logistics Việt Nam trong khu vực ASEAN

Nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam, cần cải thiện kết nối hạ tầng và công nghệ thông tin, nâng cao khả năng tiếp cận các cảng biển, bến bãi nhằm tăng cường hợp tác lẫn nhau để cung cấp cho thị trường các dịch vụ logistics phức hợp.

Các doanh nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi gặp gỡ trực tuyến, trao đổi về các định hướng và cơ hội hợp tác trong lĩnh vực logistics thông qua DIễn đàn

Đây là thông tin được đưa ra tại Diễn đàn Giao thương trực tuyến logistic Việt Nam – ASEAN do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức mới đây nhằm tạo cơ hội hợp tác, phục vụ tốt hơn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và các nước ASEAN.

Chưa khai thác đúng tiềm năng

Phát biểu tại diễn đàn, ông Lê Hoàng Tài – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) – cho biết: 5 năm trở lại đây, Việt Nam và nhiều quốc gia trong khối ASEAN có thế mạnh xuất khẩu như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia… đều xem các thị trường nội khối chính là thị trường nội địa nối dài. Lợi thế của doanh nghiệp các nước ASEAN khi đưa hàng vào nội khối là sự thuận lợi về khoảng cách địa lý, không hạn chế phương tiện vận chuyển. Đối với Việt Nam, ASEAN không chỉ là thị trường gần gũi về địa lý, mà còn có sự tương đồng về văn hóa và thói quen tiêu dùng, có số dân đông tới trên 622 triệu người và còn nhiều dư địa tăng trưởng thương mại với Việt Nam. “Thị trường ASEAN đã được các nước thành viên cùng khai thác nhiều năm qua, nhưng giao dịch nội khối chưa xứng với tiềm năng” – ông Lê Hoàng Tài nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, những năm qua, Việt Nam xuất khẩu vào thị trường ASEAN nhiều chủng loại hàng nông sản (gạo, cà phê, hạt tiêu, rau quả, thủy sản…), điện thoại các loại và linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, hàng dệt may, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, khoáng sản… Những mặt hàng này hầu hết được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Các nhóm hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ ASEAN chủ yếu là nguyên liệu phục vụ sản xuất, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, xăng dầu các loại, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, chất dẻo nguyên liệu, kim loại thường, hóa chất,…

Do tác động của dịch bệnh Covid-19 và một số yếu tố khác, nền kinh tế ASEAN nói chung, tổng thể chuỗi cung ứng, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nội khối và lĩnh vực logistics của khu vực này nói riêng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Nhận thấy những khó khăn từ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh khiến một số dịch vụ logistics trở nên khan hiếm và tăng giá phi mã. Bên cạnh đó, lĩnh vực logistics tại các nước ASEAN cũng bộc lộ rõ những yếu kém hoặc khả năng chưa theo kịp nền kinh tế số. Một số chuyên gia cũng nhận định rằng, lĩnh vực logistics của ASEAN đang trong giai đoạn chuyển đổi cùng với sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có những sự dịch chuyển quan trọng sang khu vực ASEAN. Dịch bệnh Covid-19 như một phép thử, đồng thời cũng là một cơ hội để đánh giá lại mạng lưới logistics và thương mại nội địa của các quốc gia ASEAN.

Ông Lê Hoàng Tài nhấn mạnh, thị trường ASEAN hiện đang thu hút cộng đồng đầu tư quốc tế vào lĩnh vực logistics để tạo ra những kết nối theo chiều ngang và chiều dọc. Nhiều quốc gia ASEAN, trong đó có Việt Nam, cần cải thiện kết nối hạ tầng và công nghệ thông tin, nâng cao khả năng tiếp cận các cảng biển, bến bãi, ga tàu, tăng cường hợp tác lẫn nhau để cung cấp cho thị trường các dịch vụ logistics phức hợp.

Thêm cơ hội hợp tác

Với nhu cầu ngày càng gia tăng về năng lực của các doanh nghiệp về sự phát triển, ngành kinh tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải thúc đẩy phát triển về công nghệ, điện tử thương mại logistics. Thông tin về chiến lược logistics Singapore và các cơ hội hợp tác, ông Law Chung Ming – Vụ trưởng Vụ Giao thông và Logistics, Tổng Vụ doanh nghiệp Singapore – cho biết, một lĩnh vực tiềm năng mà các công ty Singapore và Việt Nam có thể hợp tác là logistics xuyên biên giới. Gần đây, Tập đoàn YCH của Singapore và Tập đoàn T&T của Việt Nam đã cho ra mắt Trung tâm Kho vận container nội địa Vĩnh Phúc (ICD). Đây là dự án thí điểm của mạng lưới Logistics thông minh ASEAN (ASLN), đóng vai trò điểm nút chính cho thương mại khu vực giữa Việt Nam, ASEAN và các thị trường quốc tế khác.

Ông Law Chung Ming nhấn mạnh, đây là một trung tâm hậu cần đa phương thức, có vị trí chiến lược trong vùng lân cận của 20 khu công nghiệp, nhằm bổ sung cho lĩnh vực sản xuất đang phát triển nhanh chóng của Việt Nam. Dự án này được đánh giá là dự án hậu cần lớn nhất của một công ty Singapore tại Việt Nam cho đến nay, sẵn sàng mang lại nhiều cơ hội trong các lĩnh vực như logistics bên thứ 3 (3PL) và logistics container.

Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế

Còn ông Chang Kah Loon – Chủ tịch Hiệp hội Logistics Malaysia (LogM) – cho biết, Maylaysia đang hướng tới vấn đề chia sẻ tri thức thông qua các viện, trường, các cơ sở giáo dục đào tạo để có thể trao đổi sinh viên giữa 2 nước, sinh viên Việt Nam có thể qua Malaysia học hỏi ngược lại. Đó là một cách chia sẻ tri thức giúp nâng cao tính chuyên nghiệp và để trở thành một người thật sự chuyên nghiệp trong ngành logistics.

Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, được coi là một ngành hỗ trợ thúc đẩy cho việc sản xuất kinh doanh trên tất cả các mặt hàng từ điện, điện tử cho đến thực phẩm, hàng tiêu dùng. Và logistics đã kết nối giữa các quốc gia để hợp tác phát triển nền kinh tế với nhau.

Ông Trương Xuân Trung – Bí thư thứ nhất, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Indonesia – thông tin, Tổng thống Indonesia quyết định di dời thủ đô Jakarta về Kalimantan vào năm 2024 và đây sẽ là cơ hội cho các sản phẩm vật liệu xây dựng Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia. Khi xây dựng một thủ đô mới ngoài xây dựng các cơ sở hạ tầng, các trụ sở, nhà máy, văn phòng thì còn xây dựng những khu nhà cao tầng để cho cán bộ công nhân viên, người dân sinh sống nên nhu cầu vật liệu xây dựng rất cao.

Thông qua diễn đàn, ông Nguyễn Tương – Phó Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) – hy vọng, các quốc gia trong khu vực ASEAN sẽ có điều kiện thuận lợi gặp gỡ trực tuyến, trao đổi về những vấn đề tồn tại, các định hướng và cơ hội hợp tác, liên kết cùng tận dụng và phát huy các nguồn lực của nhau để tối ưu hóa các dịch vụ logistics, phục vụ tốt hơn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và các nước ASEAN.

Đặc biệt, về phía Bộ Công Thương Việt Nam, các cơ quan chức năng liên quan thuộc Bộ đang tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tạo thuận lợi và hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics. Cùng với đó, khuyến khích các doanh nghiệp tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng logistics đồng bộ, tăng tính kết nối của các phương tiện vận tải, cải thiện năng lực cung cấp dịch vụ logistics thông qua ứng dụng số hóa các quy trình hoạt động…

Theo Báo Công Thương

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *