Ông Phạm Nhật Vượng vào top nhà từ thiện hào phóng nhất châu Á

Theo Forbes, Quỹ Thiện Tâm của ông Phạm Nhật Vượng đã góp 77 triệu USD cho các hoạt động thiện nguyện trong 9 tháng đầu năm.

Hôm nay, Forbes vừa công bố danh sách Những nhà từ thiện hào phóng nhất châu Á (Heroes of Philanthropy) năm 2020. Forbes cho biết đã xem xét hàng chục ứng viên để chọn ra 15 gương mặt đưa vào danh sách 2020 – năm thứ 14. Một số nhà từ thiện nhiều nhất liên quan đến đại dịch Covid-19. Còn một số khác thúc đẩy xây dựng bệnh viện, cung cấp thiết bị y tế hay tài trợ nghiên cứu y học.

5 trong số những nhà từ thiện hào phóng nhất theo công bố của Forbes năm 2020. 

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng là người được tạp chí Mỹ nhắc đến đầu tiên trong danh sách năm nay. Theo giới thiệu của Forbes, ông Vượng thành lập quỹ Thiện Tâm năm 2006. Quỹ này đã quyên góp được 77 triệu USD trong 9 tháng đầu năm.

Quỹ Thiện Tâm chủ yếu hướng đến việc giúp đỡ những người nghèo khó tại Việt Nam, cấp học bổng cho trẻ em kém may mắn, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho những người không đủ khả năng chi trả. Đồng thời, tổ chức này cũng xây nhà ở, trung tâm y tế, thư viện, cơ sở hạ tầng cho các cộng đồng có thu nhập thấp và cung cấp các khoản cứu trợ thiên tai.

Riêng tập đoàn Vingroup của ông Vượng đã ủng hộ 55 triệu USD cho nhiều hoạt động phòng chống Covid-19 như cung cấp máy thở và nhiều thiết bị khác cho các tổ chức y tế.

Với những đóng góp để phòng chống đại dịch, tỷ phú Lý Gia Thành và ông chủ Uniqlo, Tadashi Yanai cũng góp mặt trong danh sách của Forbes. Tỷ phú Hong Kong đã chuyển 250 triệu HKD (32 triệu USD) thành nhiều hình thức tài trợ khách nhác nhau thông qua quỹ của mình. Trong đó, 100 triệu HKD được chuyển đến cho các cộng đồng ở Vũ Hán – tâm điểm của đợt bùng phát dịch bệnh ở Trung Quốc. Còn ông Tadashi Yanai trao 11,2 tỷ yen (105 triệu USD) cho hai trường đại học, phần lớn trong số đó được dùng để nghiên cứu, phát triển vaccine ngừa Covid-19.

Mục tiêu của Forbes là ghi nhận những nhà từ thiện cá nhân đang quyên góp tài sản của chính họ. Do vậy, danh sách này không bao gồm các khoản quyên góp từ công ty của các ông trùm giàu nhất châu Á, trừ khi việc đóng góp được thực hiện qua một công ty tư nhân mà họ là chủ sở hữu phần lớn. Cũng như những năm trước, danh sách của Forbes vẫn không gồm những khoản gây quỹ hoặc người đứng đầu tổ chức phi lợi nhuận dù họ đóng vai trò quan trọng.

* Danh sách Heroes of Philanthropy 2020 theo sắp xếp của Forbes

TênChức danhQuốc gia
Phạm Nhật VượngChủ tịch VingroupViệt Nam
Pramod BhasinChủ tịch Clix CapitalẤn Độ
Robert NG và Philip NGChủ tịch Sino Group và CEO Far East OrganizationSingapore
Lý Gia ThànhCố vấn cao cấp tại CK Hutchison Holdings và CK Asset HoldingsHong Kong (Trung Quốc)
John và Pauline GandelChủ tịch và Giám đốc Gandel GroupAustralia
Li ShufuChủ tịch Geely AutomobileTrung Quốc
Huh Dong-SooChủ tịch danh dự GS CaltexHàn Quốc
Tadashi YanaiChủ tịch Fast RetailingNhật Bản
Eleanor Kwok Law Kwai ChunPhó chủ tịch Sasa InternationalHong Kong (Trung Quốc)
Manuel VillarChủ tịch của Vista Mall và Vista Land & LandscapesPhilippines
Simon LinChủ tịch WistronĐài Loan (Trung Quốc)
Lee Su-Young
Chủ tịch Gwangwon IndustryHàn Quốc
Li XitingChủ tịch Shenzhen Mindray Bio-Medical ElectronicsTrung Quốc
Rakesh JhunjhunwalaNhà sáng lập Rare EnterprisesẤn Độ
Maezawa Yusaku
Cựu chủ tịch ZozoNhật Bản

Theo VNEXPRESS

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *