Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số: Cần đúng và trúng

Chuyển đổi số trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tuy đã có những chuyển biến, song chưa có bước nhảy vọt và còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính. Chính phủ, Bộ, ngành chức năng cần có các giải pháp hỗ trợ trúng và đúng đối tượng, nhu cầu giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong chuyển đổi số.

Thực tiễn “cuộc chiến” với Covid-19 đã cho thấy, bên cạnh khó khăn, nó cũng đã tạo một cú “hích” cho doanh nghiệp nhận thức đầy đủ hơn về tính ưu việt của kinh tế số và ứng dụng công nghệ số trong giao dịch thương mại, vận hành sản xuất, kinh doanh. Khảo sát do Viện Phát triển doanh nghiệp – Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp cùng với Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), thực hiện với hơn 400 doanh nghiệp tại Việt Nam, công bố tại “Diễn đàn Khởi nghiệp ASEAN 2020”, tổ chức ở Hà Nội ngày 16/10/2020, cho thấy: Để duy trì hoạt động, vượt qua thách thức của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng các giải pháp công nghệ vào vận hành doanh nghiệp và kinh doanh, bán hàng… Nhận thức về chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đã trang bị năng lực nhất định trong chuyển đổi số.

Tuy nhiên, ông Phạm Đình Đoàn – Thành viên Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC), Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, nhận xét: Mức độ chuyển đổi số trong cộng đồng doanh nghiệp mới ở ngưỡng cơ bản hoặc sơ khai, chủ yếu áp dụng đối với các hoạt động quản trị, logistics, marketing… Trong khi vận hành sản xuất là khâu rất quan trọng lại chưa thực sự được doanh nghiệp chú trọng ứng dụng các giải pháp số nên hàm lượng khoa học công nghệ chưa được chuyển hóa để tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm. Tỷ lệ số hóa chiếm trong sản phẩm dịch vụ còn thấp, tỷ lệ đóng góp của các sản phẩm dịch vụ được số hóa trong tổng doanh thu không cao. Theo ông Phạm Đình Đoàn, những rào cản khiến doanh nghiệp khó khăn trong chuyển đổi số là do chi phí ứng dụng công nghệ số cao, thiếu cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp còn e ngại sợ bị rò rỉ dữ liệu thông tin, thiếu nhân lực trình độ cao…

Các doanh nghiệp cho rằng, Chính phủ cần hỗ trợ chuyển đổi số thông qua việc tăng cường xây dựng các quy tắc, quy định thúc đẩy kinh doanh không dùng giấy tờ; hỗ trợ về tài chính cho việc ứng dụng công nghệ số; minh bạch hóa các quy tắc, quy định về quản lý dữ liệu. Đây là 3 yếu tố nếu được quan tâm đúng mức sẽ làm thay đổi lớn trong xu thế chuyển đổi số tại Việt Nam trong thời gian tới.

Ông Phan Đức Quang – Tổng Giám đốc, sáng lập viên Công ty CP Tập đoàn Proview – doanh nghiệp đang phát triển nền tảng KPIBSC.COM giúp cho các tổ chức doanh nghiệp tập trung vào chiến lược đo lường hiệu quả hoạt động, cho biết: Khai thác thế mạnh công nghệ thời đại 4.0 là yếu tố tiên quyết, thậm chí có tính sống còn với hoạt động của các doanh nghiệp trong xu thế toàn cầu hóa. Đặc biệt, các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ… cần phải tận dụng chuyển đổi số để phát huy sức mạnh kết nối với các hiệp hội, khách hàng, đối tác, các cơ quan chức năng, Chính phủ để tận dụng các hỗ trợ về kỹ thuật, chính sách, thông tin về thị trường… kịp thời, hiệu quả.

Điểm yếu lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam là qui mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ nên nguồn lực tài chính yếu, trình độ nhân lực hạn chế. Cho rằng, chuyển đổi số thành công hay không thì yếu tố quan trọng nhất vẫn thuộc về doanh nghiệp có tìm được mô hình vận hành phù hợp với mình hay không, song ông Hoàng Trung Thiên Vương – Giám đốc Marketing Công ty Base.vn, cũng cho rằng, doanh nghiệp vẫn cần sự hỗ trợ của các tổ chức hiệp hội và Chính phủ trong việc kết nối, tiếp cận các nguồn lực, nhất là nguồn lực về tài chính và nhân lực.

Theo ông Phan Đức Quang, các cơ quan quản lý nhà nước hiện đã và đang nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Tuy nhiên, để các gói hỗ trợ đến với doanh nghiệp nhanh hơn, sát hơn, trúng đối tượng và hiệu quả, cơ quan chức năng cần khảo sát mức độ tác động khó khăn của quá trình chuyển đổi số đối với từng nhóm doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó có các doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ, khoeỉ nghiệp đổi mới sáng tạo, từ đó nắm bắt các nhu cầu cụ thể của họ để thiết kế các chính sách hỗ trợ phù hợp thì mới có hiệu quả và tránh được lãng phí nguồn lực. Chính phủ cần đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa, ủng hộ và khuyến khích mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 và chuyển đổi số…

Theo báo Công Thương

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *