Rừng Aokigahara – Nơi đi dễ khó về ở Nhật Bản

Aokigahara luôn là địa danh ám ảnh nhất ở Nhật Bản, dù chỉ là một khu rừng nhưng nó luôn khiến nhiều người rùng mình.

Do sức ảnh hưởng của bộ phim kinh dị The Blair Witch Project (Phù thủy rừng Blair) trên khắp thế giới năm 1999, và phần 2 của nó sản xuất vào năm 2016, hầu hết mọi người thường phải suy nghĩ vài lần khi quyết định đi vào một khu rừng mà mình chưa quen thuộc. Những con đường hẹp, quanh co, những cây cổ thụ rậm rạp… luôn khiến nhiều người e ngại.

Nhiều người cho biết, khu rừng này luôn tồn tại một bầu không khí đáng sợ, ám ảnh cho bất kỳ ai từng đặt chân đến. Ảnh: JPvisitor.

Nhiều người cho biết, khu rừng này luôn tồn tại một bầu không khí đáng sợ, ám ảnh cho bất kỳ ai từng đặt chân đến. Ảnh: JPvisitor.

Tuy nhiên với người dân Nhật, không cần xem hai bộ phim trên, họ vẫn có cảm giác sợ hãi như vậy khi tới Aokigahara – nơi được mệnh danh là “rừng tự sát”, là nơi chỉ có đi, không có về. Hơn 1.000 năm qua, khu rừng rộng hơn 30 km2, nằm dưới chân núi Phú Sĩ này đã đón rất nhiều vị khách không mời mà đến. Đó là những người tới đây để kết thúc mạng sống. Nó từng được coi là “điểm lý tưởng” cho cái chết, theo JPvisitor.

Đây là nơi mà sóng di động rất khó liên lạc, la bàn không hoạt động. Nhiều người trước đây từng lạc trong rừng và vô vọng tìm lối ra. Do đó, những người vào rừng tham quan thường mang theo bản đồ giấy. Ngày nay, nhiều người đã buộc dây vào các thân cây trong rừng để đánh dấu đường ra.

Khi tới thăm khu rừng này, hình ảnh về các vật dụng của những người đã chết ở đây cũng khiến du khách ám ảnh. Phần lớn người tự tử thường bỏ lại mọi giấy tờ liên quan đến bản thân, hình ảnh của người thân phía sau để không ai tìm ra tung tích của mình.

Với đặc điểm trên, Aokigahara cũng là nơi yêu thích của những người săn ma. Nhiều người vẫn truyền tai nhau về các linh hồn xuất hiện lúc ẩn lúc hiện quanh những cái cây, nơi họ đã chọn kết thúc tính mạng.

Một số người đã tự tử theo những cách chẳng giống ai, nhưng có hai phương pháp phổ biến nhất là cố ý dùng ma túy quá liều và treo cổ. Ảnh:  The Straits Times.

Một số người tự tử ở đây bằng cách cố ý dùng ma túy quá liều và treo cổ. Ảnh: Straits Times.

Năm 2003, có 105 thi thể được tìm thấy trong rừng và 2002 được đánh giá là năm có nhiều người thiệt mạng nhất, với con số 132. Sau đó, số người đến đây tự tử giảm dần. Năm 2010, có tới hơn 20.000 lượt người đến khu rừng này, nhưng chỉ có 54 người thực hiện hành động dại dột.

Trong nhiều năm, chính phủ Nhật Bản công bố con số người tự tử ở rừng. Nhưng những năm gần đây, họ quyết định không công khai dữ liệu vì tin rằng sự nổi tiếng của khu rừng khiến số lượng người tìm đến cái chết ở đây tăng lên.

Ngoài ra, với mong muốn biến nơi ám ảnh này thành địa điểm du lịch, chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp để thay đổi suy nghĩ tiêu cực của mọi người. Dọc các con đường mòn, du khách có thể dễ dàng nhìn thấy thông điệp với nội dung tích cực được khắc lên.

Một số người từng tới đây cũng ghi số điện thoại đường dây nóng phòng khi ai đó muốn tử tự. Trong rừng còn có một tấm bảng được khắc với dòng chữ khuyên những người muốn tìm đến cái chết nghĩ lại một lần nữa, nhưng không phải nghĩ cho bản thân mà là cho gia đình, bố mẹ, con cái họ.

Theo nhiều người, các dòng chữ này được khắc để nhắc nhở du khách rằng cuộc sống của họ có ý nghĩa, là quý giá. Ban đầu, những dòng chữ này không được nhiều người để ý. Nhưng sau đó, chúng được công nhận rằng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp không ít người thay đổi suy nghĩ vào phút cuối.

Theo : vnexpress.net

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…