nCoV lây nhiễm bệnh nhân Đà Nẵng thuộc chủng mới

Kết quả phân tích nguồn gene nCoV từ các bệnh nhân Covid-19 ở Đà Nẵng cho thấy đây là chủng virus mới xuất hiện tại Việt Nam.

Chủng này có đặc tính lây lan nhanh hơn so với các chủng trước đây đã ghi nhận. Tuy nhiên, chưa có căn cứ xác định độc lực của virus này tăng lên so với các chủng trước. Thông tin được quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sáng 27/7.

Trước đây Việt Nam đã phát hiện 5 chủng nCoV khác nhau lưu hành trên những bệnh nhân Covid-19 trong nước. Như vậy, đây là chủng nCoV thứ 6 tại Việt Nam.

“Chủng virus mới lần này xuất phát từ bên ngoài, chưa khẳng định được từ nước nào. Bộ Y tế đã đưa lên ngân hàng gene thế giới để so sánh”, quyền Bộ trưởng Y tế cho biết.

Theo ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Y tế dự phòng và phó giáo sư Đặng Đức Anh, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, qua phân tích dịch tễ, các ca nhiễm mới đều liên quan đến 3 cơ sở: Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình. Ba bệnh viện này nằm chung trên một khu đất ở phường Thạch Thang, quận Hải Châu. Trong đó, Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện C nằm sát nhau trên đường Hải Phòng. Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng đấu lưng với Bệnh viện C, gần như sát nhau trên mặt tiền đường Quang Trung (cách một nhà tang lễ).

Hiện cụm 3 bệnh viện này đã bị phong tỏa. Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết áp dụng hình thức phong tỏa cách ly giống như Bệnh viện Bạch Mai hồi tháng 3-4. Bộ Y tế sẽ hỗ trợ tối đa nhất về nguồn lực để cùng với địa phương tổ chức hiệu quả cách ly, truy vết, điều trị, xét nghiệm, khoanh vùng, dập dịch…

Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với Đà Nẵng, cử những chuyên gia giỏi nhất hỗ trợ triển khai quyết liệt các biện pháp dập dịch, ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Ngành y tế cũng tiến hành tổng rà soát nhằm tìm ra nguồn lây sớm nhất; tổ chức điều trị cho các bệnh nhân Covid-19. Hai bệnh nhân nặng tại Đà Nẵng, đến sáng nay các chỉ số sức khỏe tương đối ổn định

Nhân viên y tế quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng ghi mẫu bệnh phẩm của người tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Covid-19, ngày 25/7. Ảnh: Đắc Thành

Các chuyên gia nhấn mạnh, để ngăn chặn dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, cần tổ chức giãn cách xã hội, phong tỏa ổ dịch hợp lý. Phương châm là không phong tỏa tất cả mà phong tỏa từng nấc. Thực hiện giãn cách xã hội tại Đà Nẵng, mọi người hạn chế ra khỏi nhà, không tụ tập đông người.

Bộ Y tế khuyến cáo tất cả những người từ Đà Nẵng có liên quan đến ổ dịch, khi trở về địa phương khác phải cách ly 14 ngày và theo dõi chặt chẽ như những người tiếp xúc gần. Những người khác từ Đà Nẵng về phải khai báo y tế và theo dõi sức khỏe.

Các địa phương cần mở rộng xét nghiệm để nhanh chóng phát hiện ổ dịch để kịp thời khoanh vùng, dập dịch triệt để. Các chuyên gia cho rằng những giải pháp này không chỉ áp dụng riêng với Đà Nẵng. Các địa phương khác cũng cần kiểm soát chặt các trường hợp nghi nhiễm; đồng thời tăng cường kiểm soát bảo đảm an toàn dịch tễ tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Theo Vnexpress

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *