Trung Quốc yêu cầu Hoa Kỳ rút lệnh trừng phạt đối với các nhà cung cấp công nghệ

Ngày 25/5, Trung Quốc yêu cầu Washington rút lệnh trừng phạt xuất khẩu đối với các công ty Trung Quốc trong đợt xung đột mới nhất về công nghệ, an ninh và nhân quyền.

Bộ Ngoại giao đã cáo buộc chính quyền Trump can thiệp vào các vấn đề của Trung Quốc bằng cách buộc tội thêm 8 công ty liên quan đến cuộc đàn áp ở khu vực Hồi giáo Tân Cương vào danh sách đen xuất khẩu.

Washington cũng áp đặt các biện pháp kiểm soát tiếp cận công nghệ Hoa Kỳ đối với 24 công ty và các tổ chức có liên quan đến chính phủ mà họ cho rằng có thể đã có được các mặt hàng với tiềm năng sử dụng trong lĩnh vực quân sự.

Người phát ngôn của Bộ ngoại giao Triệu Lập Kiên cho biết, quyết định của Hoa Kỳ đã vi phạm các chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế và làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc.

Ông Triệu nói: Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ sửa chữa những sai lầm của mình, thu hồi quyết định liên quan và ngừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.

Các biện pháp được công bố hôm thứ Sáu là một phần trong chiến dịch của Hoa Kỳ chống lại các công ty Trung Quốc bao gồm cả người khổng lồ công nghệ Huawei mà Washington cho biết đây có thể là mối đe dọa an ninh.

Bắc Kinh chỉ trích các biện pháp áp đặt trước đó đối với Huawei Technologies và các công ty khác bao gồm Hikvision Digital Technology, nhà cung cấp các sản phẩm bảo mật video. Họ vẫn chưa cho biết liệu họ sẽ trả đũa hay không.

Bộ Thương mại cho biết vào hôm thứ sáu: Một công ty có liên quan đến Tân Cương đã bị cáo buộc là có hành vi vi phạm nhân quyền. Phần còn lại bị buộc tội là cho phép Trung Quốc giám sát công nghệ cao tại khu vực này.

Một trong những nhà cung cấp công nghệ giám sát, CloudWalk Technology, công ty sản xuất các hệ thống nhận diện khuôn mặt, cho biết trong một tuyên bố rằng việc đối xử không công bằng như vậy sẽ làm tổn thương các công ty Hoa Kỳ và sự phát triển toàn cầu.

Ngành công nghiệp công nghệ non trẻ của Trung Quốc đang phát triển chip xử lý, phần mềm và các sản phẩm khác của riêng họ. Tuy nhiên, họ cần các linh kiện và công nghệ của Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản cho điện thoại thông minh và các thiết bị khác, cũng như cho các quy trình sản xuất.

Công ty dệt may Aksu Huafu bị cáo buộc vi phạm nhân quyền khẳng định trong một tuyên bố rằng quyết định của Hoa Kỳ đã coi thường sự thật. Công ty cho biết họ sẽ không bị ảnh hưởng bởi vì bất kỳ nguyên vật liệu nào của Hoa Kỳ đều có thể được thay thế bằng các nguồn cung của Trung Quốc.

Các công ty khác đã không trả lời các câu hỏi về việc họ có thể bị ảnh hưởng như thế nào.

Quyết định thêm các công ty vào Danh sách đen của Bộ thương mại giới hạn quyền tiếp cận của họ với các linh kiện và công nghệ của Hoa Kỳ bằng việc yêu cầu sự cho phép của chính phủ đối với xuất khẩu các mặt hàng này.

Các quan chức Hoa Kỳ phàn nàn rằng sự phát triển công nghệ của Bắc Kinh ít nhất một phần dựa trên bí kíp công nghệ nước ngoài bị đánh cắp và có thể làm xói mòn vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong lĩnh vực công nghiệp hoặc đe dọa an ninh của các nước láng giềng.

Những lời phàn nàn về tham vọng công nghệ Bắc Kinh đã thúc đẩy Tổng thống Donald Trump tăng thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào năm 2018, gây ra cuộc chiến thuế quan đè nặng lên thương mại toàn cầu. Hai chính phủ đã ký một thỏa thuận đình chiến vào tháng 1 nhưng Trump đã đe dọa sẽ rút lui nếu Trung Quốc không mua thêm hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết các công ty được bổ sung vào danh sách đen hôm thứ Sáu có nguy cơ hỗ trợ mua sắm các mặt hàng dùng cho mục đích quân sự ở Trung Quốc. Cái tên nổi bật nhất trong danh sách đó là Qihoo 360, nhà cung cấp chính phần mềm chống virus và trình duyệt web.

Trên tài khoản truyền thông xã hội của mình, Qihoo 360 đã cáo buộc Bộ Thương mại chính trị hóa hoạt động kinh doanh và nghiên cứu và phát triển thương mại.

Các công ty bị Hoa Kỳ trừng phạt trước đó, bao gồm Huawei, phủ nhận họ là một mối đe dọa. Các quan chức Trung Quốc cáo buộc Washington sử dụng các cảnh báo an ninh giả mạo để chặn các đối thủ đang lên đối với ngành công nghiệp công nghệ Hoa Kỳ.

Một công ty trong danh sách đen khác, CloudMinds Technology, một nhà sản xuất robot có liên kết internet, cho biết tất cả các sản phẩm của họ được thiết kế cho mục đích dân sự. Trên tài khoản mạng xã hội của mình, CloudMinds Technology đã kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ ngăn chặn sự đối xử không công bằng này .

Theo BizC.vn

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *