S&P duy trì xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB, triển vọng Ổn định

Mặc dù điều chỉnh đánh giá tín nhiệm tiêu cực đối với 32 quốc gia (10 quốc gia bị hạ bậc, 22 quốc gia bị hạ triển vọng) song Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings vẫn tiếp tục duy trì xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB, triển vọng Ổn định. Kết quả này cũng phần nào phản ánh đánh giá của S&P về tiềm năng phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam sau khoảng thời gian giảm tốc do tác động của dịch Covid – 19.

Đại diện S&P cho biết họ đã cân nhắc tới thách thức tiềm tàng đối với lĩnh vực tài khóa và ngân hàng trong trường hợp tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu tiếp tục kéo dài. Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng vững chắc của Việt Nam trong những năm qua sẽ tiếp tục hỗ trợ duy trì định mức tín nhiệm quốc gia. Với triển vọng tín nhiệm, tổ chức xếp hạng này duy trì Việt Nam ở mức Ổn định; đồng thời đưa ra dự báo trong kịch bản đại dịch trên toàn cầu được cơ bản kiểm soát vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021, tăng trưởng GDP thực của Việt Nam sẽ hồi phục trong năm 2021 và từ năm 2022 sẽ tiến gần tốc độ đã xác lập trong dài hạn từ 6% – 7%/năm.

Theo ghi nhận của Bộ Tài chính, việc S&P Global Ratings duy trì xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB, triển vọng Ổn định thể hiện nhận định nền kinh tế sẽ phục hồi nhanh chóng và cân bằng khi đại dịch toàn cầu được kiểm soát, với khu vực xuất khẩu và tổng cầu nội địa là động lực tăng trưởng chính giúp dự báo tăng trưởng của Việt Nam cao hơn hẳn mức bình quân của các quốc gia đồng hạng tín nhiệm. Đặt trong bối cảnh dịch bệnh tại Việt Nam được kiểm soát tốt nhưng còn diễn biến phức tạp trên quy mô toàn cầu, việc S&P xác nhận giữ nguyên định mức và triển vọng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam là kết quả đáng ghi nhận, thể hiện niềm tin của tổ chức này vào khuôn khổ thể chế của Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy thành tựu phát triển trong trung, dài hạn, góp phần nâng cao mức thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống của người dân.

Trong quá trình làm việc với S&P để đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia cuối tháng 4/2020, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đã đưa ra những minh chứng thuyết phục về khả năng thích ứng của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ngoài việc phòng chống dịch hiệu quả trong nước, Việt Nam đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch với các quốc gia, tổ chức quốc tế và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Thành công này thể hiện sự gắn kết, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, góp phần bồi đắp nền tảng thuận lợi cho nền kinh tế phục hồi và phát triển mạnh mẽ sau khi dịch được kiểm soát và khẳng định vị thế đối ngoại vững vàng của Việt Nam.

Theo BizC.vn

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *