Sau chuỗi thặng dư liên tục trong quý I/2020, xuất khẩu Việt Nam bắt đầu “ngấm đòn” Covid-19

Tháng 4/2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 19,7 tỷ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2019. Đà sụt giảm kéo dài sang nửa đầu tháng 5 với giá trị xuất khẩu đạt 8,22 tỷ USD, giảm tới 11,1% so với cùng kỳ.

Như vậy sau chuỗi thặng dư liên tục trong 3 tháng đầu năm, cán cân thương mại của Việt Nam đã đổi chiều, thâm hụt 930 triệu USD trong tháng 4 và tiếp tục thâm hụt 960 triệu USD trong nửa đầu tháng 5. Bức tranh ảm đạm này cũng phần nào cho thấy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã bắt đầu “ngấm đòn” Covid-19

Bộ Công Thương cho biết từ giữa tháng 3/2020 đến nay dịch Covid-19 lây lan trên diện rộng tại nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới đã tác động mạnh lên nền kinh tế toàn cầu, khiến chuỗi thương mại toàn cầu bị gián đoạn; đồng thời ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Sau khi đạt mức tăng trưởng khá tích cực trong quý I/2020, hoạt động thương mại của Việt Nam trong tháng 4/2020 đã bắt đầu chịu tác động mạnh từ đại dịch Covid – 19 và tình hình này tiếp tục kéo dài sang tháng 5, thể hiện qua sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu và con số thâm hụt 930 triệu USD trong tháng 4, 960 triệu USD trong nửa đầu tháng 5.

Trong bối cảnh tình hình dịch Covid – 19 tại các thị trường đối tác thương mại lớn của Việt Nam như châu Âu, Hoa Kỳ, ASEAN, Trung Đông vẫn chưa được kiểm soát, Bộ Công Thương nhận định việc các nước áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quý II/2020. Tuy nhiên nếu trong quý này dịch bệnh tại các thị trường xuất khẩu chủ lực được khống chế, nhu cầu tiêu thụ trên thế giới phục hồi cộng với những lợi thế cạnh tranh khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực sẽ đẩy hoạt động xuất khẩu bật tăng trở lại trong nửa cuối năm và tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020.

Hiện tại xu hướng chính của các đối tác nhập khẩu của Việt Nam thông báo là là hoãn đơn hàng trong tháng 4, 5 và tạm thời chưa đàm phán đơn hàng từ tháng 6 trở đi (thông thường hàng năm, thời gian này đã là thời gian đàm phán cho các đơn hàng cuối năm). Nguyên nhân chủ yếu là do các nhà nhập khẩu vận dụng điều khoản Bất khả kháng (Force Majeure) khi nhiều nước yêu cầu đóng cửa các thành phố, thậm chí toàn quốc, người dân được yêu cầu ở nhà. Động thái này đã khiến các mặt hàng như dệt may, da giày, đồ gỗ… hứng chịu tác động kép từ dịch Covid-19 do nguồn nguyên liệu sản xuất vừa mới được cải thiện từ đầu tháng 3, nhưng nay lại gặp khó khăn ở thị trường đầu ra, đặc biệt EU và Mỹ là hai thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *