Người mua sắm đổi quần áo lấy rượu trong bối cảnh doanh số bán hàng giảm kỷ lục
Doanh số bán lẻ ở Anh đã giảm kỷ lục 5,1% trong tháng 3 khi nhiều cửa hàng phải đóng cửa khi đối mặt với lệnh phong tỏa do virus Corona.
Các số liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cho thấy doanh số giảm mạnh nhất kể từ khi bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 1996.
Thực phẩm và mua sắm trực tuyến tăng, và doanh số bán rượu cũng tăng vọt. Nhưng doanh số bán quần áo giảm 34%.
ONS cho biết, doanh số mua sắm trực tuyến trên tổng doanh số bán lẻ đạt mức cao kỷ lục 22%.
Richard Lim, giám đốc điều hành của Retail Economics cho biết: “Các nhà bán lẻ đang ở trong tình trạng khủng hoảng vì tác động của Covid-19 đã tàn phá doanh số bán hàng xuống mức thấp kỷ lục mới”
Cửa hàng rượu bia, được thêm vào danh sách các nhà bán lẻ thiết yếu của chính phủ Anh vào tháng trước, có doanh số tăng 31,4% về số lượng, mặc dù với việc hầu hết người mua hàng mua rượu bia từ siêu thị, họ chỉ đóng góp chưa đầy 1% doanh số bán rượu.
Dữ liệu được đưa ra trong bối cảnh có nhiều dự đoán khủng khiếp về hiệu suất của nền kinh tế Anh trong bối cảnh phong tỏa cách ly
Hôm qua, một trong những nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Ngân hàng Anh đã cảnh báo rằng Vương quốc Anh phải đối mặt với cú sốc kinh tế tồi tệ nhất trong vài trăm năm.
Nhà bán lẻ có trách nhiệm
Jan Vlieghe, một thành viên của ủy ban thiết lập lãi suất của BoE, nói rằng: “Các chỉ số ban đầu cho thấy Vương quốc Anh đang trải qua một sự co thắt kinh tế nhanh hơn và sâu hơn bất cứ điều gì chúng ta đã thấy trong thế kỷ qua, hoặc có thể trong nhiều thế kỷ”.
Mặc dù vậy, ông đã nói rằng về nguyên tắc có một cơ hội tốt rằng Vương quốc Anh sẽ quay trở lại quỹ đạo tiền COVID-19 sau khi đại dịch kết thúc.
Nhưng đối với nhiều cửa hàng thì đã quá muộn. Trong năm nay, Oasis, Warehouse, Debenhams, Laura Ashley và Cath Kidston đã sụp đổ, và trong khi một số cửa hàng sẽ được cứu vớt, nhiều người sẽ đi tong.
Nếu không tính nhiên liệu, doanh số bán lẻ giảm 3,7% so với tháng Hai, mức kỷ lục từ năm 1988.
Doanh số bán thực phẩm tăng kỷ lục 11% khi các hộ gia đình đều dự trữ và nhà hàng đóng cửa.
Đối với các ngành như bán lẻ, hành vi của khách hàng có thể sẽ không bao giờ giống như cũ.
Lisa Hooker, lãnh đạo thị trường tiêu dùng tại công ty kiểm toán PwC nói: “Chúng tôi không hy vọng mô hình chi tiêu sau đợt phong tỏa cách ly sẽ giống hệt như trước đây, với khảo sát mới nhất của chúng tôi cho thấy người tiêu dùng có ý định trao thưởng cho các nhà bán lẻ có trách nhiệm hơn, đặc biệt là những người biết chăm sóc nhân viên của họ, và mua sắm nhiều hơn trên các đường phố địa phương của họ và với các nhà bán lẻ nhỏ hơn hoặc độc lập, điều mang lại nhiều hy vọng hơn cho nhiều nhà khai thác chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.”
Theo BizC.vn