Bất chấp rủi ro, công nhân ô tô đẩy mạnh sản xuất thiết bị y tế

Cindy Parkhurst lẽ ra có thể ở nhà hưởng phần lớn tiền lương của mình trong khi nhà máy Ford nơi cô làm việc bình thường vẫn đóng cửa do lo ngại về virus Corona.

Thay vào đó, cô cùng với hàng trăm công nhân tại Ford, General Motors, Toyota và các công ty khác đã quay trở lại để chế tạo tấm che mặt, khẩu trang y tế và máy thở trong một nỗ lực giống như thời chiến để ngăn chặn sự thiếu hụt trang thiết bị y tế và thiết bị bảo vệ.

Parkhurst, 55 tuổi, một người lái xe mô tô kéo hiện đang giúp Ford và đối tác sản xuất và vận chuyển máy trợ thở của 3M cho biết: “Tôi đã không hề lưỡng lự về điều này. Đó là điều tốt đẹp cần làm cho cộng đồng, cho những nhân viên làm việc trên tuyến đầu cần loại thiết bị bảo vệ này”.

Trên cả nước Mỹ, các công nhân và người làm công ăn lương đã sẵn sàng sản xuất thiết bị y tế khi các công ty cải tổ các nhà máy để đáp lại lời kêu gọi giúp đỡ từ các y tá, bác sĩ và nhân viên y tế đang điều trị cho bệnh nhân vơi nguy cơ bị nhiễm virus rất cao. Công nhân cũng đang sản xuất xà phòng và nước khử trùng tay, mà ngay từ đầu cuộc khủng hoảng đã bị thiếu hụt.

Tại Ford, hơn 800 người đã trở lại làm việc tại 4 địa điểm ở khu vực Detroit. General Motors, công ty mà Tổng thống Donald Trump đã luân phiên chỉ trích và khen ngợi về công việc của họ, có khoảng 400 người tại một nhà máy truyền tải hiện đang đóng cửa ở ngoại ô Detroit và một nhà máy điện tử ở Kokomo, Indiana, làm việc để sản xuất tấm che mặt và máy thở. Khoảng 60 công nhân của Toyota đang chế tạo thiết bị bảo vệ ở Kentucky, Texas, Michigan và Alabama.

Hầu hết các nhà sản xuất ô tô tại Hoa Kỳ tạm thời ngừng sản xuất xe khoảng một tháng trước sau khi công nhân phàn nàn về nguy cơ nhiễm bệnh tại các nhà máy. Nhiều nhân vên văn phòng đang được trả tiền để làm việc tại nhà nhưng các thành viên của United Auto Workers, những người không có sự lựa chọn đó vẫn đang nhận tiền lương và trợ cấp thất nghiệp bằng khoảng 95% tiền lương thực tế.

Những công nhân sản xuất thiết bị y tế sẽ được trả lương đầy đủ, nhưng đó không phải là thứ mà thúc đẩy họ tiếp tục đến các nhà máy. Nhiều người chỉ đơn giản muốn giúp đỡ tình hình.

Jody Barrowman đã làm khẩu trang  tại một nhà máy cải tổ lại của General Motors gần Detroit từ đầu tháng Tư. Cô cho biết: “Thay vì ở nhà và không có ích gì, tôi nghĩ mình sẽ làm việc hiệu quả hơn khi ở đây”.

Cô ấy đã nắm lấy cơ hội để làm việc vì GM đang tặng khẩu trang cho các bệnh viện và những nhân viên tuyến đầu vốn là những nơi mà các khẩu trang này cần phải đến.

Barrowman nói rằng hoạt động đã hiệu quả đến mức các công nhân đã được phép mang khẩu trang về nhà cho các thành viên trong gia đình.

Bên trong một tòa nhà trong khu nhà xưởng khổng lồ của Toyota, tại Georgetown, Kentucky, kỹ sư cơ khí Kirk Barber giúp vận chuyển hàng ngàn tấm che mặt mà các công nhân đang chế tạo trong khi các nhà máy ngừng hoạt động. Đôi khi anh ta đích thân giao các thùng hàng đến bệnh viện hoặc chính quyền tiểu bang, nơi đang phân phối chúng.

Ông nói: “Tất cả các công nhân, đã phải trải qua một sự thay đổi văn hóa để đảm bảo họ ở cách nhau hơn 2 mét để bảo vệ bản thân khỏi sự lây lan nhất có thể”.

Hai mươi bốn thành viên UAW đã chết vì COVID-19 nhưng không rõ họ mắc bệnh ở đâu và từ khi nào. Ford, GM và Toyota cho biết họ không nhận thấy bất kỳ sự lây nhiễm nào trong số những công nhân quay trở lại để chế tạo thiết bị y tế. Tuy nhiên, vẫn không thể phủ nhận những rủi ro có thể cao hơn tại các nhà máy so với sự an toàn tại ngôi nhà của mỗi người.

Joseph Holt, phó giáo sư tại trường kinh doanh Notre Dame, chuyên về đạo đức và lãnh đạo, cho biết các công nhân và công ty của họ là những ví dụ về các doanh nghiệp làm hết sức mình để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu chưa được đáp ứng quan trọng.

Holt nói: “Can đảm có nghĩa là làm những gì bạn nghĩ là đúng ngay cả khi điều đó có thể khiến bạn gặp tổn thất. Những công nhân đó sẵn sàng đi làm để sản xuất các thiết bị y tế và đồ bảo hộ cá nhân, thậm chí có nguy cơ lây nhiễm cá nhân – đó là sự can đảm đạo đức trong hành động”.

Các nhà sản xuất ô tô Detroit đang cố gắng khởi động lại dây chuyền sản xuất xe của họ, có lẽ ngay đầu tháng 5, nhưng cả Ford và GM đều cho biết việc sản xuất thiết bị y tế sẽ tiếp tục. Ford cho biết họ có đủ công nhân để làm cả hai công việc, trong khi GM cho biết họ sẽ không cần tất cả công nhân nhà máy ngay lập tức vì họ có kế hoạch khởi động lại dần dần.

Trở lại khu phức hợp Ford ở Flat Rock, Michigan, nơi Parkhurst làm việc, cô hy vọng máy trợ thở mà cô sẽ giúp chuyển đến bệnh viện ở Dearborn gần đó, nơi các y tá chăm sóc mẹ cô một cách ân cần trước khi bà qua đời vì đột quỵ khoảng một năm trước . Cô biết bây giờ họ phải trải qua địa ngục vì khu vực Detroit là một trong những điểm nóng quốc gia về virus.

“Khi tôi so sánh điều đó với việc có thể gặp rủi ro nhỏ và đi vào và làm mặt nạ phòng độc, tôi cảm thấy ổn”, cô nói.

Theo BizC.vn

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *