Nhiều Đại Gia Bỏ Vốn Đầu Tư Vào Nông Nghiệp

Thời gian qua, số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đã có sự tăng lên đáng kể. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những năm trước đây toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp chỉ có hơn 3.000 doanh nghiệp, chiếm chưa đến 1% tổng số doanh nghiệp của cả nước. Nhưng riêng năm 2017 đã có thêm gần 2.000 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Năm 2017 được cho là năm đặc biệt, lần đầu tiên sau nhiều năm, số doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào nông nghiệp tăng lên mạnh mẽ. Năm 2018 được đánh giá là năm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nhiều nhất với 2.200 doanh nghiệp đầu tư mới, nâng tổng số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này lên con số 9.235.

Việc các doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào nông nghiệp đã góp phần chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp Việt Nam theo hướng sản xuất hàng hóa, thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị trong nông nghiệp; không chỉ bảo đảm an ninh lương thức quốc gia mà còn đóng góp lớn cho việc xuất khẩu, giúp tạo dựng thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế.

Theo giới chuyên gia dự báo, năm 2019 thị trường nông sản có nhiều thách thức như thời tiết bất thường, tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ suy giảm… Điều này cũng khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong đầu tư nông nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội từ việc tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung sẽ tạo cơ hội mở rộng thị trường cho Việt Nam và đầu tư từ nước ngoài. Đồng thời, năm 2019 sẽ có nhiều luật được sửa đổi như sửa đổi luật thuế, Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung NĐ 55 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn… sẽ tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Mặt khác, việc nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, cùng với những tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, những diễn biến phức tạp của thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng… đang đặt ra những thách thức, yêu cầu mới trong việc phát triển bền vững ngành nông nghiệp.

Các chuyên gia nhận định, lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam sẽ không thể phát triển bền vững nếu không tập trung tái cấu trúc ngành, lĩnh vực, sản phẩm nông nghiệp, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và thế giới, với điều kiện phát triển của từng vùng, từng địa phương và với ứng phó với biến đổi khí hậu.

Để làm được điều này, cần phải đầu tư phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, trong đó phải dựa vào đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ và nguồn nhân lực có chất lượng cao trong mọi quy trình từ sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm…

Một trong những tên tuổi đang thành công nhất nhờ thực hiện những tiêu chí trên là Tập đoàn GFS. Theo định hướng của GFS, trong vòng 5 năm tới, sản phẩm từ khoa học công nghệ sẽ đóng góp 70% doanh thu của Tập đoàn, 30% còn lại là từ bất động sản và các lĩnh vực đầu tư khác. Trong khoa học công nghệ, GFS dành 70% nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao đặc sắc.

Được biết, trong nông nghiệp hữu cơ, GFS xác định 70% doanh thu đến từ dược liệu và 30% từ các thực phẩm hữu cơ khác. Có rất nhiều lý do cho sự lựa chọn này của GFS nhưng hơn hết đó là lựa chọn vừa mang tính nhân văn,vừa đảm bảo giá trị gia tăng tốt nhất đối với các dự án nông nghiệp. Có thể thấy việc phát triển các sản phẩm thực phẩm hữu cơ và nguyên liệu dược liệu hữu cơ hay sản phẩm dược liệu tiêu dùng cuối cùng tại Việt Nam chưa đạt được hiệu quả so với tiềm năng vốn có, dẫn tới việc phải nhập khẩu hầu hết các nguyên liệu dược liệu và dược liệu thành phẩm cho người tiêu dùng Việt.

Trước thực tế đó, với việc tối đa hàm lượng công nghệ cao trong toàn chuỗi từ gien giống đến chăm bón, thu hoạch, chế biến, sản phẩm cuối cùng, GFS kỳ vọng đây sẽ là nhân tố gia tăng giá trị và đảm bảo cho nông nghiệp hữu cơ phát triển hiệu quả, bền vững và có ý nghĩa lan tỏa.

Chia sẻ về bước đi chiến lược này, ông Phạm Thành Công – Chủ tịch Tập đoàn GFS cho biết: “Khi đã mang đến cho cộng đồng những ngôi nhà không chỉ là nơi ở, mà còn là nơi bình yên để cư dân trở về, tận hưởng một không gian đầy đủ tiện ích, GFS lại trăn trở đến những điều khác, rất đỗi bình thường nhưng không dễ trong cuộc sống hàng ngày, đó là thực phẩm chất lượng cao, là các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Quan niệm về hạnh phúc của tôi rất đơn sơ, bình dị. Với tôi, hạnh phúc là có sức khỏe, là sự an yên trong tâm hồn. Với suy nghĩ ấy, tôi và GFS khát vọng mang tới những thực phẩm hữu cơ cao cấp, tinh tế với giá trị bền vững cho cộng đồng từ bữa ăn hàng ngày; mang sự an tâm và thụ hưởng cho người dân với các sản phẩm dược liệu quý hiếm, đặc sắc”.

Minh Vương

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *