Nền kinh tế tương lai định hình phong cách sống và làm việc mới

Trong thời đại toàn cầu hóa và sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ, nền kinh tế đang bị chi phối mạnh bởi các xu hướng phát triển như kỹ thuật số, tiến hoá sinh học…

Đầu tiên cần định nghĩa kinh tế số là hoạt động kinh tế đạt được từ sự kết nối trực tuyến giữa con người, tổ chức, doanh nghiệp, thiết bị, dữ liệu và quy trình. Nền tảng của kinh tế số là sự siêu kết nối nhờ vào Internet, các thiết bị di động và  vạn vật kết nối (IoT). Theo thời gian, sự kết nối của nền kinh tế số đã dần thay thế các kết nối trong phong cách sống và làm việc truyền thống của con người. Điều này đã đem lại cơ hội và kèm theo đó là cả những thách thức cho các nền kinh tế trên thế giới.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế số thì sự tiến hoá của tự nhiên, của sinh học mặc dù rất lặng lẽ nhưng đầy phức tạp và đột biến đã đặt các nền kinh tế trước những thách thức cũng như tổn thất không hề nhỏ. Đại dịch Covid – 19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp trên toàn thế giới, đi kèm đó là những hậu quả nặng nề và khôn lường đối với toàn nhân loại. Kể từ sau đại dịch cúm Tây Ban Nha giai đoạn 1918-1920, chưa bao giờ số liệu về các ca nhiễm bệnh và tử vong vì một đại dịch lại tăng nhanh đến chóng mặt như vậy ở quy mô toàn cầu. Tính đến 6h sáng ngày 9/4/2020 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới đã lên tới 1.508.224 trường hợp, tăng 77.243 ca so với một ngày trước đó; số ca tử vong cũng đã lên tới 88.280 người, tăng 6.244 người so với một ngày trước đó.

Trong tình trạng “báo động đỏ”, việc tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp đối phó với đại dịch Covid-19 để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân là nhiệm vụ hàng đầu của các nền kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế cũng đồng thời cảnh báo con người cần phải có tầm nhìn xa trông rộng và chỉ rõ thời hậu đại dịch sẽ còn những thách thức lớn hơn nữa mà chúng ta cần nhận thức rõ để từ đó tìm ra giải pháp giảm thiểu rủi ro và vượt qua thách thức. Kiềm chế đại dịch sẽ là điều kiện để hồi phục nhưng rủi ro kéo dài vẫn rất lớn, thậm chí nhiều năm sau đó. Sự thương tổn sẽ đến với tất cả các quốc gia, bất kể giàu nghèo; và một điều chắc chắn rằng nó sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách sống cũng như kinh doanh truyền thống của con người trong tất cả các lĩnh vực kinh tế….

Đại dịch đã và đang là một “kẻ hủy diệt” không ngừng nghỉ đối với những phong cách sống và kinh doanh truyền thống vốn đòi hỏi nhiều các tương tác trực tiếp; ngược lại nó thúc đẩy hầu hết mọi hoạt động được thực hiện bằng trực tuyến hoặc hạn chế tối thiểu sự tiếp xúc của con người như: mua hàng online, học trực tuyến, phát trực tuyến video…Kết quả các nhà kinh tế cho rằng đại dịch gây thiệt hại đáng kể trong các ngành du lịch, bán lẻ, ẩm thực với hàng triệu người rơi vào cảnh thất nghiệp; ngược lại nó giúp các công ty lớn nhất và giàu có nhất – đặc biệt là các công ty kinh doanh trực tuyến mở rộng quy mô và gia tăng phần lợi nhuận của họ. Phương pháp làm việc online, giáo dục trực tuyến và phát trực tuyến video đã phát triển mạnh mẽ; trong khi các rạp chiếu phim, trường học và nơi làm việc truyền thống phải đóng cửa. Một số doanh nghiệp có thể sẽ không bao giờ mở cửa trở lại trong một thế giới mà sự thay đổi từ thực sang ảo đột nhiên trở nên ngày một hiệu quả hơn nhờ kinh tế số

Trong khi một số nhà kinh tế cảnh báo rằng những thay đổi này có thể chỉ là tạm thời, những người khác lại thấy những đổi thay dài hạn đang nắm ưu thế áp đảo. “Mọi người sẽ thay đổi thói quen của họ, ngược lại có những thói quen vẫn sẽ duy trì lâu dài. Có rất nhiều thứ mà mọi người chỉ đang từ từ thay đổi, và điều này sẽ đẩy nhanh quá trình đó”, Susan Athey – Giáo sư kinh tế tại Đại học Kinh doanh Stanford nói.

Những cơ hội lẫn rủi ro trong một nền kinh tế số và sự tiến hoá sinh học sẽ góp phần đem lại một thế giới luôn đổi thay, vận động không ngừng. Và chính những thay đổi này cùng với tư duy tích cực của con người sẽ định hình những phong cách sống và làm việc hiệu quả hơn cho tất cả chúng ta trong tương lai

Theo BizC.vn

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *