Kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm do ảnh hưởng của Covid – 19

Không chỉ vận tải, du lịch, nông nghiệp…mà ngành thủy sản cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19; trong đó xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm nay giảm mạnh đến 44%

Ảnh hưởng của dịch Covid- 19, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc dự báo giảm ít nhất 20% quý I/2020

Cụ thể theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 2/2020, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt trên 991 triệu USD, giảm gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản, nhất là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc khiến kim ngạch xuất khẩu sang thị trường chủ lực này trong 2 tháng đầu năm giảm mạnh 44%. Không chỉ thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng mà xuất khẩu thủy sản sang các thị trường khác cũng bị tác động; cụ thể xuất khẩu sang EU giảm mạnh 20%, các thị trường khác như ASEAN, Hàn Quốc giảm lần lượt 4% và 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất phát từ quyết định đóng cửa các cửa khẩu do dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong quý I/2020 có thể giảm ít nhất 20%. Ngoài ra việc chuỗi McDonald đóng cửa hàng trăm cửa hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới lượng tiêu thụ cá philê; các nhà hàng, chuỗi ẩm thực vắng khách dẫn đến giảm nhu cầu đối với thủy sản. Trong khi đó, hoạt động trao đổi, thương mại bị gián đoạn do hệ thống vận tải bị đảo lộn; đặc biệt sự gián đoạn vận chuyển đường biển đang gây gáp lực không nhỏ lên các hãng tàu biển trên thế giới. Hệ thống giao dịch ngân hàng cũng bị tạm ngưng, nhiều khách hàng không thể sang Việt Nam theo lịch trình. Không chỉ hoạt động giao thương cá tra Việt Nam qua đường tiểu ngạch mà cả đường chính ngạch sang Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn trong 2 tháng đầu năm.

Xét theo mặt hàng, VASEP đánh giá cá tra là mặt hàng chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch Covid-19. Nguyên nhân là do Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam (chiếm 35%) nên dịch Covid-19 gây ảnh hưởng rất lớn. Trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh 52% do gián đoạn và ách tắc trong khâu vận chuyển, kho bãi. Cùng với thị trường Trung Quốc, xuất khẩu cá tra sang Mỹ cũng giảm 27%, sang EU giảm 40%, sang các nước ASEAN giảm 19%.

So với mặt hàng cá tra, VASEP đánh giá mặt hàng tôm chưa bị tác động nhiều bởi dịch Covid-19. Tính đến hết tháng 2/2020, xuất khẩu tôm vẫn tăng nhẹ 2,6% đạt 383 triệu USD, chủ yếu nhờ thị trường Nhật Bản vẫn ổn định, tăng 16%, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 37%, sang EU giảm 15%. Hiện nay chưa vào vụ chính, nguyên liệu tôm bị thiếu nên doanh nghiệp không mua được tôm nguyên liệu với giá mong muốn. Trong tình hình này, doanh nghiệp ngành tôm đang chờ đợi và hy vọng qua tháng 3, đến tháng 4 xuất khẩu tôm sang Trung Quốc sẽ khôi phục trở lại và sẽ tập trung xuất chính ngạch đường biển để ổn định.

VASEP khuyến nghị trong khi các thị trường chủ lực đang biến động, nếu người nuôi tôm cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn cầm cự này bằng cách duy trì nuôi ở mức độ nào đó, để cầm cự đến tháng 6, tháng 7 khi thị trường hồi phục, thì ngành tôm vẫn có nguyên liệu để chế biến và xuất khẩu, bù đắp sụt giảm những tháng đầu năm. Người nuôi cần được tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ để có biện pháp duy trì nuôi như kéo dài thời gian hoặc thả giống thưa hơn… hoặc một số biện pháp khác để cầm cự và giữ ổn định nguồn nguyên liệu.

Cũng như mặt hàng cá tra, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp hải sản; thể hiện ở kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 2 tháng đầu năm 2020 đã giảm 7%, trong đó giảm mạnh nhất là mực bạch tuộc, cá ngừ. Nhiều doanh nghiệp hải sản hiện nay chỉ hoạt động cầm chừng để duy trì công ăn việc làm cho công nhân, vì nhiều đơn hàng xuất khẩu bị giảm hoặc bị hủy.

Theo VASEP, hiện nhu cầu hải sản có xu hướng giảm ở các thị trường Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, duy chỉ có  thị trường châu Âu là có nhu cầu nhiều về phân khúc đồ hộp. Nắm bắt nhu cầu này cũng như tận dụng các ưu đãi từ EVFTA, một số doanh nghiệp hải sản trong nước đang chuyển hướng sang sản xuất đồ hộp.

Dự báo tới khoảng tháng 5/2020, các doanh nghiệp hải sản sẽ gặp khó khăn về vốn vì liên quan đến dự trữ hàng, khó khăn về nguyên liệu vì không đủ cho sản xuất và xuất khẩu. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất quy mô thấp, nếu muốn cầm cự được phải có phương án tài chính tốt hơn. Trước tình hình này, các doanh nghiệp hải sản nói riêng, doanh nghiệp ngành thủy sản nói chung kiến nghị Chính phủ có các chính sách hỗ trợ cho kéo giãn thời gian nợ, giảm lãi suất, hỗ trợ dự trữ nguyên liệu, nhập khẩu nguyên liệu cũng như giảm tải các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp…

Theo BizC.vn

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *