Làng thần kỳ Nhật Bản: Từ nghèo nhất đến nổi tiếng khắp cả nước, doanh số bán gạo tăng 400% nhờ biến ruộng lúa thành tranh 13/3

Mô hình kinh doanh độc đáo của ngôi làng Inakadate, Nhật Bản đã thu hút được 251.320 lượt khách năm 2015, cao gấp khoảng 30 lần dân số làng trong khi doanh số bán gạo tăng 380% so với năm 2014.

Inakadate là một ngôi làng nhỏ nằm ở miền Bắc Nhật Bản. Tính đến năm 2017, ngôi làng này chỉ có 7.985 người dân với diện tích rộng tới 22,35 km2. Đây là một ngôi làng bình thường như bao vùng quê khác của Nhật Bản cho đến khi cách đây 20 năm, ông Koichi Hanada đã tìm ra cách thu hút khách du lịch cũng như nâng cao sản lượng tiêu thụ gạo của vùng này.

Ngày nay, đến với Inakadate, khách du lịch có thể chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa nghệ thuật đầy màu sắc. Thậm chí các du khách có thể mua gạo trên những cánh đồng này với hình ảnh trên bao bì chính là những bức ảnh họ chụp từ cánh đồng đó.

Mô hình kinh doanh độc đáo của Inakadate đã thu hút được 251.320 lượt khách năm 2015, cao gấp khoảng 30 lần dân số làng trong khi doanh số bán gạo tăng 380% so với năm 2014. Hoạt động tham quan trở nên tấp nập tới mức chính phủ cho phép xây dựng riêng một nhà ga đặc biệt phục vụ những du khách muốn đến Inakadate.

Nghèo không phải do số phận, chỉ là bạn muốn thoát nghèo hay không

Trong tình trạng dân số lão hóa nhanh, thanh thiếu niên bỏ lên thành phố tìm việc và thói quen ăn uống của người Nhật dần bị ảnh hưởng bởi văn hóa Phương Tây, ngành lúa gạo tại các vùng quê Nhật có xu thế bị mai một dần.

Làng thần kỳ Nhật Bản: Từ nghèo nhất đến nổi tiếng khắp cả nước, doanh số bán gạo tăng 400% nhờ biến ruộng lúa thành tranh - Ảnh 1.

Chính điều này đã khiến trưởng thôn Hanada trăn trở cho đến một ngày ông nhìn thấy lũ trẻ trồng lúa theo hình vẽ trong một dự án ngoại khóa. Từ đây, ý tưởng trồng lúa với thiết kế hội họa trên cánh đồng nảy ra trong ông.

“Tôi không hề biết ý tưởng này lại thu hút được sự chú ý đến vậy”, ông Hanada nói.

Kể từ đây, ngôi làng Inakadate bắt đầu nổi tiếng thu hút khách du lịch. Từ năm 1993 đến nay, người dân ngôi làng này đã trồng lúa theo thiết kệ hội họa và thu hút được sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông lẫn du khách.

Hàng năm, du khách đều đổ về khu làng yên tĩnh này để chụp ảnh và mua gạo lưu niệm, khiến tình trạng tắc đường diễn ra thường xuyên.

Đặc biệt hơn, người dân làng Inakadate đã sử dụng công nghệ cao để trồng những loại lúa có màu khác nhau nhằm tạo nên những bức tranh vô cùng đẹp mắt trên diện tích lớn. Sự chính xác của công nghệ khiến các bức tranh chuẩn đến từng chi tiết, thậm chí rất nhiều du khách đã nghi ngờ người dân “sơn lúa” chứ không phải trồng.

“Chúng tôi không có biển hay núi nào ngoài lúa gạo, nhưng chúng tôi đã tạo nên một khu du lịch phát triển nhờ những ý tưởng thiên tài”, Cựu trưởng làng Koyu Suzuki nói.

Làng thần kỳ Nhật Bản: Từ nghèo nhất đến nổi tiếng khắp cả nước, doanh số bán gạo tăng 400% nhờ biến ruộng lúa thành tranh - Ảnh 2.

Hiện dân làng Inakadate sử dụng khoảng 12 loại lúa khác nhau với 7 màu sắc riêng để trồng. Ban đầu du khách khó lòng nhận ra sự khác biệt khi lúa chưa lớn nhưng đến vụ lúa chín, các tác phẩm nghệ thuật sẽ được thể hiện rõ.

Còn nhiều khó khăn

Mặc dù Inakadate đã thu hút được lượng lớn du khách nhưng ngôi làng này vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Dân số già, nợ nần tăng cùng doanh số giảm từ lúa gạo đang khiến Inakadate gặp khó.

Một trong những nguyên nhân chính là lượng du khách đổ về ngôi làng này mỗi mùa lúa chín không chi tiêu nhiều.

“Những du khách đến đây, trầm trồ khen ngợi các cánh đồng và cứ thế rời đi”, trưởng ban kinh tế Katsuaki Fukushi của làng nói.

Vào thập niên 1980, Inakadate nổi tiếng với nghề trồng lúa lâu đời và đã cho xây dựng một công viên văn hóa về nghề nông. Tuy nhiên, chính quyết định sai lầm này đã khiến ngôi làng có khoản nợ lên tới 106 triệu USD trong khi công viên này ngập trong cỏ dại.

Làng thần kỳ Nhật Bản: Từ nghèo nhất đến nổi tiếng khắp cả nước, doanh số bán gạo tăng 400% nhờ biến ruộng lúa thành tranh - Ảnh 3.

Tác phẩm thất bại Mona Lisa của Inakadate năm 2003

May mắn tay, việc phát triển những cánh đồng lúa nghệ thuật đã giúp dân làng đối phó được phần nào với những khó khăn. Tổng chi phí cho mỗi cánh đồng, từ thiết kế, gieo hạt cho đến chăm sóc vào khoảng 35.000 USD và dù du khách không bị thu bất cứ khoản phí nào nhưng họ được đề nghị quyên góp cho Inakadate. Khoản thu nhập này vào khoảng 70.000 USD và thừa đủ để trang trải các chi phí.

Hiện nay, mỗi mùa gieo hạt đến là khoảng 1.200 nông dân của làng sẽ tụ tập trên các cánh đồng, cao hơn rất nhiều so với khoảng 20 nông dân của những năm 1993.

Không những vậy, Inakadate đang ngày càng học hỏi từ chính sai lầm của mình. Năm 2003, việc bức họa Mona Lisa trên cánh đồng của làng nhìn như “đang mang bầu” khiến các nông dân vùng này quyết định ứng dụng công nghệ cao nhằm đảm bảo tính nghệ thuật cho các tác phẩm.

Nhận thấy tiềm năng từ Inakadate, nhiều ngôi làng Nhật khác cũng đang sao chép, tạo ra các tác phẩm nghệ thuật trên cánh đồng của họ để kích thích du lịch.

“Chúng tôi từng coi lợi nhuận kinh tế là không quan trọng, nhưng nay chúng tôi phải xem xét lại lợi ích khi làm những tác phẩm này”, Chủ tịch hội đồng làng Inakadate, ông Eiji Kudo nói.

Làng thần kỳ Nhật Bản: Từ nghèo nhất đến nổi tiếng khắp cả nước, doanh số bán gạo tăng 400% nhờ biến ruộng lúa thành tranh - Ảnh 4.

Ngôi làng này luôn cố gắng bắt kịp xu thế xã hội nhằm thu hút khách du lịch

Theo Băng Tâm

Thời Đại

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…