Shark Hưng tiết lộ 5 chiến lược kinh doanh cầm cự qua mùa dịch Covid-19
Shark Hưng vừa hoàn tất 3 thương vụ triệu đô rót vốn vào 3 startup từ Shark Tank mùa 3. 2 trong số đó thuộc ngành du lịch là Luxstay và Astra Network. Hiện tại, du lịch đang là ngành chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch Covid-19 và Astra Network mới chính thức làm lễ ra mắt giữa tháng 2.
Hiện tại, lĩnh vực bất động sản mà Shark Phạm Thanh Hưng đang làm việc thật ra không được suôn sẻ. Tuy nhiên, nguyên nhân không phải bởi tác động của đại dịch Covid-19 – với đặc thù nghề, bất động sản có bị ảnh hưởng nhưng không đáng kể. Bất động sản Việt Nam đã đi xuống trong vài năm gần đây, bởi sự siết chặt chính sách của Nhà nước cộng với việc nó đang đi vào chu kỳ thoái trào.
Tuy nhiên, Shark Hưng vẫn có nhiều mối liên hệ mật thiết với các doanh nghiệp, nhất là các startup và SMEs để đưa ra những lời khuyên như làm như thế nào để cầm cự qua suy thoái. Bởi, ông vừa hoàn tất 3 thương vụ triệu đô rót vốn vào 3 startup mà ông đã hứa sẽ đầu tư tại Shark Tank mùa 3. Đặc biệt, trong đó có 2 startup thuộc ngành du lịch là Luxstay và Astra Network. Hiện tại, du lịch đang là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 và Astra Network mới chính thức làm lễ ra mắt giữa tháng 2.
Trên Fanpage cá nhân, Shark Hưng đã đưa ra 5 chiến lược dành cho doanh nhân trong thời kỳ dịch Covid-19:
Chiến lược thứ nhất: Mọi nhân viên đều là người bán hàng. Nhân viên toàn công ty cần đồng hành để khơi dậy nhu cầu tiềm ẩn giữa các khách hàng. Bán hàng vẫn là yếu tố hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp. Tinh thần làm việc, nỗ lực hết mình vì khách hàng là cơ sở để duy trì lượng đơn đặt hàng tối thiểu trong thời kỳ suy thoái.
Chiến lược thứ hai: Thử nhiều cách để phát triển sản phẩm mới. Suy thoái kinh tế là cơ hội vàng cho các công ty đổi mới. Trong thời kỳ suy thoái, khách hàng sẽ nảy sinh những ý tưởng mới/xu hướng mới. Việc bạn cần làm đó là lắng nghe họ, và để họ lắng nghe mình. Điều này sẽ giúp tạo ra các sản phẩm/dịch vụ mà bạn chưa từng tưởng tượng trước đây, từ đó mở rộng các cơ hội/thị trường kinh doanh.
Chiến lược thứ ba: Cắt giảm chi phí triệt để. Suy thoái là cơ hội duy nhất để cắt giảm chi phí và chắc chắn rằng mọi nhân viên cũng sẽ nỗ lực hết mình vì điều đó. Doanh nghiệp cần giảm điểm hòa vốn của toàn bộ công ty bằng cách nỗ lực giảm chi phí sản xuất. Nếu một công ty có thể duy trì lợi nhuận khi doanh thu giảm một nửa, nó sẽ tạo ra lãi suất lớn hơn gấp bội khi doanh thu trở lại bình thường.
Chiến lược thứ tư: Duy trì năng suất làm việc cao. Các công ty nên duy trì tốc độ năng suất làm việc cao như thường lệ ngay cả trong thời kỳ suy thoái, bằng cách phân công lại lao động dư thừa từ dây chuyền sản xuất sang các nhiệm vụ khác để duy trì nhịp điệu và sự thói quen của chu trình làm việc. Vì một khi năng suất giảm xuống, sẽ không dễ để khôi phục lại.
Chiến lược thứ năm: Xây dựng các mối quan hệ gắn kết bền vững. Điều quan trọng nhất để quản lý công ty là mối quan hệ giữa người quản lý và nhân viên. Các nhà quản lý phải yêu thương và bảo vệ nhân viên của mình, đồng thời nhân viên cũng cần hiểu những khó khăn của người quản lý. Nhân viên cần giúp đỡ và người đứng đầu cùng nhân viên cần hỗ trợ lẫn nhau, dắt tay nhau qua thời kỳ khủng hoảng chung.
Theo bizc.vn