Đại dịch Corona và khả năng tìm kiếm chuỗi cung ứng ngoài thị trường Trung Quốc
Ngay cả khi sự ảm đạm của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đè nặng lên vai các nhà sản xuất thì có lẽ chưa bao giờ vấn đề tìm kiếm các chuỗi cung ứng mới ngoài thị trường Trung Quốc trở nên cấp thiết như khi dịch virus corona xảy ra. Bởi thực tế là chuỗi cung ứng ở Trung Quốc đang ngày càng không ổn định.
Sự lây lan của dịch virus corona đã làm tê liệt các nhà máy ở Trung Quốc và phá vỡ chuỗi cung ứng mà các doanh nghiệp phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Có những rủi ro cho cả cung và cầu. Các công ty toàn cầu có dây chuyền sản xuất ở Trung Quốc không có gì chắc chắn về sự gián đoạn trong dòng hàng hóa và các mắt xích sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào. Không ai có thể nói khi nào sẽ an toàn cho người lao động trở lại làm việc và khi nào các nhà máy có thể trở lại vận hành.
Một số lĩnh vực sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng hơn dựa trên mức độ phụ thuộc vào Trung Quốc. Ví dụ ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện của Nhật Bản nhập khẩu 96,6 tỷ USD các bộ phận và linh kiện, hoặc hàng hóa trung gian, để làm ra sản phẩm cuối cùng. Trong đó, 5,6% đến từ Trung Quốc. Đó là một bức tranh tương tự cho các nhà sản xuất máy móc. Một phân tích gần đây của Nomura Holdings Inc. cho thấy, các ngành công nghiệp này sẽ phải đối mặt với các nút thắt sản xuất lớn hơn, cản trở khả năng cung cấp và bán máy móc. Điều đó sẽ có tác động đến hàng trăm nhà máy phụ thuộc vào thiết bị này.
Trung Quốc có nhu cầu lớn về máy móc công nghệ cao và robot làm xao động thị trường khổng lồ máy móc công nghiệp Nhật Bản. Thị phần của các thương hiệu nước ngoài gần gấp đôi so với các đối thủ trong nước. Trong nỗ lực vượt lên trên đường đua công nghệ, Bắc Kinh đã dành trợ cấp cho các nhà sản xuất trong nước về công nghệ thông minh và tự động hóa nhà máy.
Nhưng nhu cầu ở Trung Quốc đã suy yếu, bị ảnh hưởng bởi các vấn đề xung quanh thương mại và cân bằng tài khóa của Bắc Kinh. Một cuộc khủng hoảng niềm tin đã khiến các nhà sản xuất trong nước đứng ngoài cuộc. Các công ty công nghiệp Trung Quốc là một trong những nạn nhân đầu tiên. Về lý thuyết, các công ty nước ngoài sẽ đánh giá lại mức độ có thể dựa vào Trung Quốc về cung và cầu. Xây dựng năng lực ở các nơi khác trên thế giới nhằm đẩy mạnh chuỗi giá trị, ngay cả khi phải bù đắp chi phí cũng là một cách, ví dụ, giảm đơn đặt hàng từ Trung Quốc và tìm kiếm sự tăng trưởng ở nơi khác. Trung Quốc đã cho thấy sự tổn thất mà các công ty phụ thuộc vào hoạt động ở đó hoặc có ít sự lựa chọn, Bắc Kinh đã đẩy các nhà sản xuất trong nước bằng chi phí của các đối thủ nước ngoài ngay trước khi bị tấn công bởi dịch virus corona.
Một phần trong thách thức đặt ra là các công ty liên quan đến tự động hóa máy móc và nhà máy đã không tăng thêm năng lực mà thay vào đó là nâng cấp. Điều đó có nghĩa là khối lượng sản xuất ở nơi khác không thể bù đắp số lượng lớn bị tổn thất ở Trung Quốc. Trong khi đó, nhu cầu về máy móc từ ngành công nghiệp ô tô và điện thoại thông minh đã biến động do sự phát triển theo hướng xe điện và các khu vực xử lý tốt hơn. Các doanh nghiệp có thể nói trong thời gian tới rằng virus – cũng như cuộc chiến thương mại – là vấn đề lớn, nhưng liệu có thể tránh được sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng ở Trung Quốc hay không.
Theo BizC.vn